2017-03-08 18:55:00
[]
{"cach-bai-tri-ban-tho-cung-than-tai":"C\u00e1ch b\u00e0i tr\u00ed b\u00e0n th\u1edd c\u00fang Th\u1ea7n T\u00e0i","cung-than-tai":"c\u00fang th\u1ea7n t\u00e0i","ong-dia":"\u00d4ng \u0110\u1ecba","than-tai":"th\u1ea7n t\u00e0i","y-nghia-cua-ban-tho-than-tai":"\u00dd ngh\u0129a c\u1ee7a b\u00e0n th\u1edd Th\u1ea7n t\u00e0i","y-nghia-ong-than-tai":"\u00dd ngh\u0129a \u00f4ng th\u1ea7n t\u00e0i"}
Array

Để ông thần tài ở vị trí nào trong nhà, gia đình làm ăn ngày càng phát lộc, tiền tài như nước?

Để ông thần tài ở vị trí nào trong nhà, gia đình làm ăn ngày càng phát lộc, tiền tài như nước – các bạn nhớ tìm hiểu.
cach-dat-ban-tho-than-tai-theo-phong-thuy

 

Ý nghĩa của bàn thờ Thần tài, Ông địa

Thần Đất là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Thần Đất mang dấu ấn của thời kinh tế nông nghiệp. Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.

Vì vậy, người ta thường lập bàn thờ chung để cúng hai vị thần này suốt năm nhưng vào ngày tết thì việc cúng lễ được coi trọng hơn.Thần Tài – Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất.

Tủ thường làm bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài – Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn).

Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”.


Cách bài trí bàn thờ cúng Thần Tài

Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.

Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).

Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.

Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.

Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi). Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...