2017-04-25 08:53:00
[]
{"con-dau-nguy-hiem-sau-sinh":"c\u01a1n \u0111au nguy hi\u1ec3m sau sinh","con-dau-sau-sinh":"c\u01a1n \u0111au sau sinh","lam-me":"l\u00e0m m\u1eb9","sinh-con":"sinh con"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzA0LzI1L25odW5nLWNvbi1kYXUtbmd1eS1oaWVtLXNhdS1zaW5oLW1lLWJhdS1uaGF0LWRpbmgtcGhhaS1iaWV0LTIxMTAwNS0xNjM5MzhraGktYmktZGF1LXRoZS1uYXktY2hpLWVtLWhheS10b2ktYmVuaC12aWVuLW5nYXktbGFwLXR1Yy1rZW8taG9pLXRoaS1kYS1tdW9uLmpwZw==.webp
Array

Khi bị đau thế này chị em hãy tới bệnh viện ngay lập tức kẻo hối thì đã muộn

Khi bị đau thế này chị em hãy tới bệnh viện ngay lập tức kẻo hối thì đã muộn, chú ý để bảo vệ cho sức khỏe của mình nhé.
con-dau-nguy-hiem-sau-sinh-1

 

Nếu có một trong những cơn đau dưới đây sau khi sinh thì bạn cần đi khám ngay kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đau đầu dữ dội

Đau đầu có thể là tác dụng phụ của thuốc gây tê ngoài màng cứng. Trong 72 giờ đầu sau sinh, đau đầu dữ dội còn là triệu chứng của chứng tiền sản giật, đi kèm với mờ mắ, chóng mặt và nôn mửa. Gặp những triệu chứng này cũng cần đi khám ngay.

Đau vùng tầng sinh môn

Vùng này dễ bị chấn thương hoặc cắt nới khi đẻ nhưng lại dễ liền do được tưới máu dồi dào nên. Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thấy đau tức, có cảm giác bị cắn rứt, phù nề hoặc có mủ, phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn (polividine) tại chỗ và băng sạch. Nếu viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đi bệnh viện ngay.


Đau bụng dưới

Sau sinh, tử cung co lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Chỉ một tuần sau, kích thước của nó chỉ còn một nửa, 2 tuần thì không còn sờ thấy tử cung ở trên bụng nữa. Sản phụ thường không cảm thấy đau. Nếu thấy đau thì phải khám xem có viêm nhiễm không. Các chứng nhiễm trùng ở tử cung, phần phụ, ruột thừa, đại tràng đều có thể gây đau bụng dưới.

Nếu tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, phải nghĩ tới chứng viêm tử cung, thường do sót rau, cần đến bác sĩ ngay. Nếu không, bệnh sẽ rất nhanh chóng chuyển biến thành thể nặng.

con-dau-nguy-hiem-sau-sinh

 

Đau bắp chân

Có thể do nghẽn tĩnh mạch (hoặc nghẽn huyết quản). Đây là hiện tượng máu vón cục ở tĩnh mạch (hoặc huyết quản) và có khả năng nguy hiểm đến sức khỏe, ngoài ra một số trường hợp, người mẹ còn tăng thân nhiệt, vùng bắp chân sưng và đỏ.

Những lưu ý giúp mẹ tránh bệnh hậu sản

– Mẹ không nên ăn kiêng để giảm cân trong thời gian cho con bú. Tốt nhất, mẹ nên ăn uống đầy đủ, ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu sắt, chất đạm, chất béo, vitamin A, canxi và muối khoáng. Tránh dùng các thức ăn khó tiêu hóa hay có tính cay, nóng như ớt, tiêu, bia, rượu, thức ăn nhiều dầu mỡ…

– Để tránh viêm nhiễm, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên và giữ vùng này luôn khô ráo. Mỗi ngày, mẹ có thể dùng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn rửa nhẹ nhàng bên ngoài từ 2 – 3 lần.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...