Rượu có nhiều loại khác nhau. Trong y học người ta sử dụng rượu etylic 96 hay 70 độ, hay còn gọi là cồn (cồn sinh học) để khử trùng. Tuyệt đối không được sử dụng cồn kỹ thuật để chữa bệnh. Thậm chí khi bị bỏng cũng không nên dùng cồn này để làm thuốc bôi, vì khi đó cồn thấm vào sẽ gây ngộ độc. Có thể thay thế cồn bằng rượu có nồng độ cồn cao.
– Đặc tính có lợi nhất của cồn là khử trùng, ngoài ra cồn có tính năng khác không kém phần quan trọng – thuộc da. Cồn bịt kín lỗ chân lông ở da và không cho vi trùng xâm nhập từ bên ngoài vào. Nhờ đó, người ta còn dùng cồn để sát trùng vết thương và những vết xây xát. Nếu bạn tình cờ bị cắt vào tay thì hoàn toàn không nhất thiết phải tới hiệu thuốc mà có thể dùng cồn hoặc rượu để chữa trị.
– Khi cạo hoặc nhổ râu, trên da thường xuất hiện vết xây xát nhỏ, tức là vết tổn thương thường không nhìn thấy. Cho nên, trước và sau khi cạo râu nên bôi cồn 70 độ trên da.
Rửa sạch các vết thương do dao cắt nhỏ, vết xước hay những vết thương hở
Xoa rượu vào những chỗ vết thương bị hở, vết xước hay vết cắt là cách rất tốt để khử trùng, tiêu diệt và ngăn ngừa sự sản sinh của vi khuẩn.
Ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nhọt
Nếu các bạn thấy các dấu hiệu của mụn trứng các hay mụn nhọt, hãy xoa ngay rượu lên những vùng đó. Nó sẽ làm sạch bụi bẩn và thông thoáng lỗ chân lông, giúp ngăn ngừa mụn.
Dị ứng cây thường xuân
Rượu nếu dùng để xoa lên cơ thể sẽ có thể làm mát, làm dịu hoạc khử trùng, do đó nó có thể ngăn ngừa các vết ngứa do cây thường xuân gây ra.
Nấm móng chân
Rượu có tính khử trùng vậy nên nó có thể dùng để trị nấm. Ngoài ra nó có còn có khả năng làm khô, khiến cho vùng bị nấm khô, ngăn chặn việc nấm tiếp tục phát triển.
Chấy
Rất đơn giản thôi, bạn chỉ cần lấy rượu xoa lên da đầu. Làm thế vài ngày đảm bảo bạn sẽ thấy kết quả tích cực.