2017-03-03 12:55:00
[]
{"ba-bau-dong-bao-hiem":"b\u00e0 b\u1ea7u \u0111\u00f3ng b\u1ea3o hi\u1ec3m","che-do-thai-san":"ch\u1ebf \u0111\u1ed9 thai s\u1ea3n","phu-nu-mang-thai-co-hoac-khong-dong-bhxh":"Ph\u1ee5 n\u1eef mang thai c\u00f3 ho\u1eb7c kh\u00f4ng \u0111\u00f3ng BHXH","phu-nu-mang-thai-dong-bhxh":"ph\u1ee5 n\u1eef mang thai \u0111\u00f3ng BHXH"}
Array

Phụ nữ mang thai có hoặc không đóng BHXH thì phải biết quyền lợi này để hưởng chế độ thai sản

Chế độ thai sản, thời gian đóng BHXH để được hưởng quyền lợi… là những thông tin mới nhất mọi bà bầu cần biết rõ.

Một phụ nữ mang thai ở Bắc Giang đã đưa ra trường hợp của mình rằng: “Tôi đang mang thai 3 tháng, tôi dự sinh vào tháng 9/2017. Tôi không đi làm, không đóng bảo hiểm. Tháng 3/2017 tôi mới đóng BHXH thì đến khi sinh tôi có được hưởng chế độ thai sản không?”, tờ Vietq đưa tin.

Lời giải đáp:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là phải tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Như vậy không quan trọng thời điểm bạn tham gia bảo hiểm từ bao giờ, được bao lâu miễn đáp ứng đủ điều kiện trên là được.

Trong trường hợp này nếu bạn bắt đầu đóng BHXH từ tháng 3/2017 thì đến hết tháng 8/2017 bạn đã có đủ 6 tháng đóng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Khi đó, mức hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.


Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

thai-san

 Quan tâm đến luật BHXH dành cho phụ nữ mang thai để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Chế độ thai sản mới nhất cho những phụ nữ sinh con trong năm 2017

Điều kiện hưởng:

– Lao động nữ mang thai;

– Lao động nữ sinh con;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

– Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Các trường hợp b,c,d phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp b, c được chỉ định nghỉ dưỡng thai thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

Khi mang thai

Không phải chỉ khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản mà chế độ này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày đầu tiên bạn biết mình có thai. Theo đó, thai phụ được quyền nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Thậm chí, với những mẹ bầu ở xa cơ sở y tế hoặc trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ “sự cố” như sảy thai, thai chết lưu, sinh non… người mẹ cũng được hưởng một số quyền lợi đặc biệt như:

– Những trường hợp sảy thai dưới 1 tháng sẽ được nghỉ phép 10 ngày

– 20 ngày nghỉ nếu thai từ 1-3 tháng

– 40 ngày nghỉ nếu thai từ 3-6 tháng

– 50 ngày nghỉ nếu thai từ 6 tháng trở lên (bao gồm ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần)

Chế độ thai sản khi sinh con được áp dụng như sau:

che-do-thai-san

 

– Thời gian nghỉ phép: Bạn được quyền nghỉ trước và sau thời gian sinh con 6 tháng, trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Với những mẹ mang đa thai, từ bé thứ 2 trở đi, mẹ sẽ được tính thêm 1 tháng vào thời gian nghỉ. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu có nhu cầu nghỉ thêm, mẹ có thể xin nghỉ phép không hưởng lương. Đặc biệt, nếu có đủ sức khỏe để quay lại làm việc trước thời gian nghỉ phép, mẹ vẫn nhận được trợ cấp thai sản theo quy định, và nhận thêm tiền lương cho những ngày làm việc của mình.

– Mức trợ cấp thai sản: Bằng 100% bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh. Ngoài ra, bạn còn nhận được trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi tương đương với 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé.

– Hỗ trợ sau khi sinh: Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày làm việc đầu tiên sau chế độ nghỉ thai sản, bạn có quyền xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe, và được nhận 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp nghỉ tại nhà, hoặc 40% lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

+ Nghỉ 5 ngày/ năm trong những trường hợp bình thường

+ Nghỉ tối đa 7 ngày/ năm trong trường hợp sinh mổ

+ Nghỉ tối đa 10 ngày/ năm trong trường hợp mang đa thai

Chế độ thai sản cho chồng

Theo luật mới được cập nhật, bắt đầu từ 1/1/2016, chế độ thai sản không chỉ có hiệu lực với phụ nữ, mà những ông bố cũng “tranh thủ” được một chút quyền lợi cho mình. Theo đó, nếu anh xã của bạn có tham gia đóng bảo hiểm y tế cũng có quyền được nghỉ theo chế độ thai sản, và có hiệu lực trong vòng 30 ngày tính từ ngày đầu vợ sinh con.

– Nghỉ 5 ngày với những trường hợp sinh thường

– Nghỉ 7 ngày trong trường hợp sinh mổ, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi

Nghỉ 10 ngày trong trường hợp sinh đôi, và từ bé thứ 3 trở đi sẽ được nghỉ thêm 3 ngày cho mỗi bé. Những trường hợp sinh đôi phải sinh mổ sẽ được nghỉ 14 ngày.

Ngoài ra, đối với trường hợp chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì người chồng cũng được hưởng tiền trợ cấp thai sản, cụ thể: Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 31 Luật BHXH sửa đổi, bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016: Trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH thì mức tiền hưởng trợ cấp thai sản của chồng bằng hai tháng lương cơ sở tại tháng sinh con.

Chế độ thai sản cho người mang thai hộ

Trước Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, luật chưa có quy định chế độ thai sản cho người mang thai hộ nhưng từ 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực thì chính sách này bắt đầu được áp dụng.

Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...