Tận dụng thức ăn thừa thành món ngon sau Tết
Rốt cuộc đến hẹn lại lên, cứ sau Tết là chúng ta lại bối rối không biết xử lý sao với những bánh chưng, thịt gà, giò, thịt kho, trái cây, dưa hấu, canh măng (hầm xương, giò heo)… còn thừa trong tủ lạnh. Hãy cùng điểm ra vài cách “xử lý” cho ngon và gọn nhé.
Thịt gà
Phần xương và thịt trắng có thể dùng để nấu súp hoặc cháo đều rất ngon mà còn đổi vị cho cả nhà nữa. Hoặc có thể xé nhỏ trộn gỏi, thịt gà ăn kèm các loại rau sẽ bớt ngán.
Phần thịt có thể là ruốc. Bạn xé thịt gà thành sợi, ướp với bột nêm và chút nước mắm cho thơm, sau đó cho cả vào chảo, đảo đều với lửa nhỏ, vừa đảo vừa nêm nếm thêm cho vừa miệng.Ruốc thì rất dễ ăn và có thể ăn kèm nhiều loại thức phẩm khác nhau.
Hơn nữa, ruốc có thể bảo quản được rất lâu. Thịt gà và thịt heo, thậm chí thịt bò, bạn xé nhỏ, đảo qua với lửa cho khô thịt. Sau đó dùng chày giã nhỏ, thêm muối và bỏ vào hộp dùng dần. Tất nhiên, bạn có thể trộn lẫn cả 3 loại thịt này với nhau để làm ruốc hỗn hợp.
Biến tấu thành những món nộm thập cẩm
Tận dụng thức ăn thừa thành món ngon sau Tết. Thịt gà thừa, thịt heo thừa và rất nhiều thức ăn khác, quá đơn giản, bạn hãy xé nhỏ chúng và trộn thành món nộm thơm ngon. Chắc chắn sẽ rất đẹp mắt và ngon miệng. Đảm bảo mọi người sẽ không nỡ từ chối món ăn đa vị như thế này. Tuy nhiên, với món nộm, bạn đừng quên bỏ thêm thật nhiều rau thay vì chỉ có thịt và miến. Nó sẽ làm cho mọi người bớt cảm giác ngấy.
Bánh chưng
Hầu hết các loại thức ăn còn thừa đem chế biến lại bằng cách chiên lên sẽ để được lâu hơn là để luộc. Bánh chưng để lâu một là sẽ bị lại gạo, cứng hoặc không sẽ bị mốc ở phần vỏ lá. Cách tốt nhất đối với bánh chưng chưa ăn hết nên để vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể mang đồ lại để bánh mềm, hoặc có thể cắt miếng mỏng đem chiên vàng giòn.
Một đĩa bánh chưng rán ăn kèm với hành kiệu muối chua hoặc chỉ là rưới nước tương cũng đủ hấp dẫn với mọi người rồi.
Tương tự, bạn cũng có thể chiên thịt gà, giò rồi để nguội đặt vào tủ lạnh bảo quản.
Chuối xanh
Bạn có thể đem phần chuối xanh nấu chuối ốc đậu để đổi vị cho bữa cơm gia đình nhé! Vị chua ngon dân dã chắc chắn sẽ xua đi phần ngán ngẩm của mâm cỗ Tết nhiều đạm.
Trái cây
Tận dụng thức ăn thừa thành món ngon sau Tết. Trái cây nhiều không ăn hết bạn có thể chuyển sang làm thạch trái cây hoặc làm hoa quả trộn sữa chua, vừa đẹp da nhuận tràng lại giải quyết hết phần trái cây “ế”.
Kinh nghiệm sử dụng và bảo quản các loại thức ăn khác
Các món thịt nguội, giò, chả, lạp xưởng… có thể dùng để kẹp bánh mỳ, ăn cùng xôi, ăn nhẹ vào buổi sáng hay bữa xế, hay thay hẳn cho một bữa khi bữa trước đó bạn đã ăn uống linh đình. Giò chả thừa thái chỉ xào với su hào, su su, cà rốt, mộc nhĩ thái chỉ, thêm tỏi và rau mùi, gọi là xào rối, cũng ngon luôn.
Canh măng chân giò còn thừa, thường là thừa thịt chứ măng đã hết veo đúng không nào? Và bạn không biết xử lý thế nào với đám thịt đó vì cảm giác ngấy? Hãy thử cất tất cả lên ngăn đá, sau ít nhất 1 ngày hẵng lấy xuống để tạm quên cảm giác đáng sợ kia, mua thêm bún, măng, phi thêm hành thơm… và làm cho nhà mình một bữa bún măng chân giò xì xụp thật ngon.
Bia: Có lẽ Tết đến là nhà nào cũng có ít nhất 1 thùng bia trong nhà. Tuy bia không cần cất giữ cầu kỳ như các loại thực phẩm qua nấu nướng đã kể ở trên nhưng cũng là một sản phẩm chỉ có thể bảo quản trong thời gian hạn chế. Bạn cần kiểm tra và sử dụng theo hạn, bảo quản nơi khô mát và tránh ánh sáng và nhiệt trực tiếp, chỉ khi gần sử dụng mới cho vào tủ lạnh.
Bạn hãy là người biết ăn uống một cách thông thái trong năm mới này, tìm hiểu một vài món ngon lành từ dưa hấu để tận dụng được hết những ngon ngọt đầu năm nhé!