Lý do bạn phải thanh lọc thận
Thận giữ một vai trò quan trọng trong các cơ quan nội tạng. Nhiệm vụ chính của thận là lọc máu và chất lỏng để duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Mỗi ngày, thận lọc khoảng 200l máu và chất lỏng sau đó thải ra ngoài khoảng 1,5l nước.
Trong quá trình làm việc, thận sẽ đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể thông qua đường tiết niệu.
Đồng thời, thận cũng giữ trọng trách cân bằng độ pH, duy trì sẽ cân bằng điện giải trong cơ thể, sinh ra một số hormone có lợi cho việc hình thành tế bào máu.
Nếu thận của bạn khỏe mạnh để đảm nhiệm tốt vai trò của mình, thận sẽ đào thải hết các chất cặn bã và chất thải ra khỏi cơ thể.
Hoạt động thanh lọc thận chính là làm sạch các chất cặn bã bám bẩn trong thận, giúp các đơn vị cầu thận hoạt động tốt hơn. Thận có khỏe thì các cơ quan nội tạng khác và sức khỏe cơ thể nói chung mới được đảm bảo.
Thanh lọc thận bằng giấm táo
Trong quá trình lên men, giấm táo sản sinh ra axit acetic – một loại axit ở mức độ vừa không gây những tổn hại lớn cho cơ thể.
Khi được nạp vào trong cơ thể và đi qua thận trong quá trình tiêu hóa, những axit tự nhiên trong giấm táo giúp “lau” sạch những mảng bám trên ống thận.
Tất nhiên, khi dùng giấm táo để thanh lọc thận, bạn không thể uống trực tiếp một lượng giấm táo nhất định. Điều đó sẽ gây hại cho niêm mạc thực quản và dạ dày của bạn.
Hãy dùng giấm như một loại gia vị trong thức ăn, chỉ 1,2 thìa nhỏ với tần suất 3 lần mỗi ngày để có tác dụng thanh lọc tốt nhất.
Cách làm giấm táo thanh lọc thận:
Rửa sạch táo, tráng qua với nước sôi rồi để ráo.
Dùng dao thái táo thành những lát mỏng.
Xếp táo vào lọ, đổ nước sôi để nguội ngập táo khoảng 1cm.
Thêm 4 thìa cà phê đường vào hỗn hợp trên.
Dùng vỉ hoặc đĩa nén táo chìm trong nước, đậy miệng lọ bằng 1 chiếc khăn trắng mỏng sạch.
Ngâm khoảng 1 tuần để nước giấm trở nên vàng. Nếu có 1 chút váng nổi lên trên mặt thì bạn dùng thìa hớt bỏ lớp váng này đi.
Giữ lọ giấm táo thêm 6 tuần ở vị trí thông thoáng và sạch sẽ là bạn đã có chai giấm táo ngon lành để sử dụng.