Sau khi mãn kinh, phụ nữ có nhiều nguy cơ ung thư buồng trứng hơn cả. Có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể thực sự khiến bạn mắc căn bệnh này. Di truyền học, lịch sử y tế cá nhân, lịch sử sinh sản, tuổi tác, dân tộc, chế độ ăn uống và kích thước cơ thể là một trong những yếu tố quyết định nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng.
Theo bác sĩ Vũ Văn Vũ, trưởng khoa nội 1 Bệnh viện Ung bướu TP HCM, bệnh ung thư buồng trứng rất khó để chẩn đoán ở giai đoạn sớm, triệu chứng của ung thư dễ nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa. Ở giai đoạn đầu, tế bào ung thư nằm trong bồn chậu không chèn ép các cơ quan khác và hầu như không có triệu chứng gì. Khối u lớn lên và người phụ nữ quen dần với nó. Khi khối u bắt đầu chèn ép sang các cơ quan khác thì phụ nữ có cảm giác tức, ê ở vùng chậu, nếu đè bọng đái thì gây triệu chứng rối loạn đi tiểu, khối u chặn đường ruột thì gây táo bón. Những dấu hiệu trên thường khiến bệnh nhân liên tưởng đến bệnh đường tiêu hóa. Thời điểm khi bệnh nhân cảm nhận được những bất thường, khó chịu xuất hiện ở vùng chậu thì bệnh ung thư thường đã ở giai đoạn nặng.
Nguyên nhân
Béo phì
Béo phì thừa cân chính là nguyên nhân dẫn tới ung thư buồng trứng. Người càng béo phì càng có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn người khác.
Đột biến di truyền kế thừa
Các đột biến trong gen cũng như các gen liên quan đến các hội chứng ung thư gia đình khác sẽ khiến bạn càng có nguy cơ mắc bệnh về buồng trứng cao hơn.
Sư thay đổi di truyền
Hầu hết các đột biến DNA liên quan đến ung thư buồng trứng đều do di truyền. Nếu gia đình có người bị ung thư buồng trứng thì bạn sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao.