Cãi vã nhau trước mặt con
Đây là những điều tối kỵ bố mẹ cần phải nhớ. Một số gia đình cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thậm chí là đánh nhau, điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý con trẻ. Nếu phải chứng kiến cảnh cha mẹ xung đột với nhau trong thời gian dài, trẻ nhỏ dễ bị áp lực cuộc sống, trở nên lạnh lùng, ít nói, bướng bỉnh, thô lỗ và cảm thấy vô cùng cô đơn.
“Đừng có bôi tro trát trấu lên mặt bố/mẹ”
Đây là câu nói có tính sát thương rất lớn đối với trẻ/ Trẻ em thường nghe những câu như vậy sẽ luôn muốn mọi người nhìn thấy thật ra mình là người thế nào, bên cạnh đó, nếu chúng nhận được sự chú ý của một ai đó, chúng không biết phải làm gì với điều ấy. Chúng lẩn tránh, khép kín, và lạc hướng. Đứa trẻ ấy không có sự lựa chọn, nó chỉ có thể là sự xấu hổ của người khác. Khi bạn nói như thế, bạn làm tổn thương con của bạn.
Đối xử công bằng
Dù bạn có cảm thấy hợp tính với đứa trẻ này hơn đứa trẻ khác thì hơn hết chúng vẫn là con bạn, vì thế cần được đối xử công bằng. Nếu một đứa luôn được thiên vị dần dần sẽ trở nên cao ngạo, tính tình ngang ngược, ương bướng, muốn mọi người phải phục tùng theo ý mình. Đứa còn lại thì sẽ có phần căm giận cha mẹ, ngay cả khi lớn lên thì ý nghĩ này cũng sẽ vẫn còn.
Nếu con cư xử không ngoan, mẹ sẽ mang con cho người khác đấy
Đây là một thông điệp rất cụ thể nói rằng một đứa trẻ chỉ có giá trị khi nó vâng lời cha mẹ. Cha mẹ khiến trẻ nghĩ: “Đừng là chính mình, con phải là người mà chúng ta muốn”. Khi lớn lên, những đứa trẻ này thường không biết mình muốn gì, và cố gắng để làm hài lòng tất cả mọi người.
Cha mẹ không trung thực
Cha mẹ thường cho rằng trẻ nhỏ dễ quên nên thường nói dối để dỗ dành chúng. Khi lời nói không thành hiện thực thì vô hình đã khiến cho uy tín của cha mẹ trong mắt trẻ nhỏ bị mất đi. Điều này cũng sẽ hình thành ở trẻ nhỏ những tính cách xấu như không trung thực, thường hay dối gian. Không được tùy tiện hứa hẹn gì với trẻ nếu bạn không chắc chắn làm được.
Con đi ra chỗ nào cho mẹ không phải nhìn và nghe thấy tiếng của con
Có thể dịch câu này là: “Con làm mệt cuộc sống của mẹ. Biến đi! Đáng ra không nên sanh con ra”. Kết quả là đứa trẻ sẽ sống với mặc cảm có lỗi trước cha mẹ rằng nó làm phiền cha mẹ, khiến họ không hạnh phúc. Dần dần, chính những đứa con sẽ tạo khoảng cách với cha mẹ mình.
Bỏ qua những ưu điểm của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và lợi thế của mình, đánh giá của một đứa trẻ tốt hay xấu, không thể chỉ phụ thuộc vào một khía cạnh. Đừng chỉ nhìn vào nhược điểm của chúng mà bỏ qua những ưu điểm. Hãy dành cho trẻ những lời khen tặng để chúng phát huy những ưu điểm đó, nếu không dần dần chúng sẽ trở nên nhút nhát và tự ti, mất tự tin vào bản thân mình.