2018-02-07 06:36:39
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"mac-benh":"m\u1eafc b\u1ec7nh","nguy-hiem":"nguy hi\u1ec3m","nhung-nguoi":"nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi","troi-lanh":"tr\u1eddi l\u1ea1nh"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzA3LzEtMDYzNC5qcGc.webp

Người mắc những bệnh sau sẽ nguy hiểm khi trời lạnh

Theo các bác sỹ, khi trời trở lạnh, nhiệt độ giảm thấp và kéo dài như những ngày này, cần lưu ý bởi có nhiều bệnh sẽ trở nên nặng hơn, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
1

 Ảnh minh họa: Internet

Hen phế quản, COPD

Thời tiết lạnh khiến phế quản co thắt, gây hẹp đường thở, khó khăn cho việc thở, nhất là khi thở ra. Bệnh nhân hen sẽ có các cơn hen. Những bệnh nhân viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vào các đợt lạnh thường tái phát các đợt viêm do nhiễm virut, vi khuẩn từ đường hô hấp trên. Các đợt viêm nhiễm này thường trầm trọng hơn, dễ suy hô hấp. Khi đó bệnh nhân cần được nhập viện gấp.

Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là chứng bệnh rất dễ gặp vào mùa lạnh, ngay cả khi bạn đi ngoài đường hoặc ở trong nhà. Đối tượng dễ mắc hạ thân nhiệt là trẻ em và người lớn tuổi, tuy nhiên đối với thanh niên trẻ tuổi nếu giữ ấm cơ thể không đúng cách thì vẫn có nguy cơ mắc hạ thân nhiệt khá cao.

Biểu hiện đầu tiên của chứng hạ thân nhiệt là cơ thể run lẩy bẩy, nói lắp bắp, da lạnh, tái xanh hoặc xám, nhịp thở chậm, mệt mỏi… và nếu không được phát hiện kịp thời thì người bệnh sẽ rơi vào mất ý thức và vô cùng nguy hiểm cho tính mạng.


Bệnh khớp

Khi nhiệt độ thấp, mưa phùn, độ ẩm trong không khí cao, nhiều người thường than thở bị đau các khớp như khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, khớp khuỷu tay, cột sống, các khớp ngón tay, ngón chân… Đau khớp có thể đi kèm với sưng nhẹ, có cảm giác nhức nhối, cứng khớp, khó vận động. Thường những người kêu đau khớp khi trời lạnh đã có các bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, hay gặp ở người lao động nặng, dân văn phòng, kế toán, thợ may, người bán hàng, những người ít vận động, ngồi nhiều… Đau khớp tăng lên khi trời lạnh là bởi khi nhiệt độ thấp, kéo theo áp suất không khí giảm khiến các thụ thể nhận cảm áp suất (baroreceptor) được tạo ra trong khớp gây tăng cảm giác đau khớp. Trời lạnh, mạch co lại làm cản trở quá trình lưu thông khí huyết ở các khớp xương khiến dịch và chất dinh dưỡng đi nuôi các mô suy giảm, gân cơ co rút, dịch khớp cô đặc… có thể gây các cơn đau cổ vai gáy cấp, người bệnh thấp khớp ngồi xuống đứng lên khó khăn, khớp ngón tay khó co duỗi…

Viêm phổi

Dấu hiệu của viêm phổi ban đầu là ho khan, ho có đờm, cảm giác tức ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, sốt… Do đây là những dấu hiệu dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, ho, cảm cúm… nên nhiều bạn chủ quan không điều trị nhanh chóng và đúng cách khiến cơ thể rơi vào tình trạng nguy hiểm. Bởi tuy viêm phổi là căn bệnh khá phổ biến trong mùa đông nhưng mức độ nguy hiểm khá cao vì bệnh diễn biến nhanh, nếu nặng có thể gây tử vong không kịp trở tay.

Bệnh lý dạ dày

Người có bệnh viêm loét dạ dày thường thấy đau nhiều hơn khi trời lạnh. Đó là do thời tiết lạnh, máu có xu hướng chuyển ra ngoại vi để giữ ấm cơ thể và dồn về tim, phổi. Thông thường, khi ăn, máu sẽ dồn về dạ dày cho việc tiêu hóa thức ăn. Khi đó nếu máu rút khỏi dạ dày sẽ làm chậm lại quá trình tiêu hóa, gây ứ đọng thức ăn và dịch vị, tạo điều kiện cho viêm dạ dày, tăng nặng tình trạng loét dạ dày, gây đau dạ dày. Sự giảm nhiệt độ cũng làm gia tăng lượng histamin trong máu, khiến dạ dày bài tiết nhiều dịch vị và co bóp mạnh hơn, ảnh hưởng lớn tới những người đã có tiền sử viêm loét dạ dày. Trời lạnh, nhiều người thích ăn các món cay, lẩu, uống rượu, hút thuốc lá…, đây đều là các tác nhân kích thích khiến bệnh dạ dày trở nên nặng hơn.

Tăng huyết áp

Lạnh thường khiến mạch bị co lại đột ngột dẫn tới huyết áp tăng, gây nguy cơ xuất huyết não, đột quỵ. Vì thế những người đã có bệnh tăng huyết áp cần chú ý, ngoài việc uống thuốc hạ áp đều đặn, người bệnh cần theo dõi huyết áp sáng, trưa, tối. Đo huyết áp khi cảm thấy cơ thể bất thường. Nhiều khi tăng huyết áp đột ngột ngay cả đã uống thuốc. Yếu tố nguy cơ đi kèm với nhiệt độ thấp là rượu. Uống rượu, nhất là khi thời tiết lạnh rất nguy hiểm với người có bệnh lý tim mạch. Vào những ngày trời lạnh giá, người bệnh tăng huyết áp nên giữ ấm toàn thân, hạn chế ra ngoài trời, chuyển tập thể dục buổi sáng sang buổi chiều. Nên ăn chế độ ăn nhạt, giảm muối.

Bài viết mới nhất

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...

KỲ DUYÊN CHUẨN BỊ CHO VÒNG BÁN KẾT TẠI MISS UNIVERSE

Vòng bán kết Miss Universe 2024 diễn ra từ 9h00 ngày 15.11 và tại đấu trường Arena CDMX của thủ đô Mexico. Sau 3 tuần...