Để phòng ngừa, giảm thiểu cao huyết áp, bạn nên tránh ăn nhiều đường, xì dầu… và bổ sung cần tây, đậu phụ… vào chế độ ăn.
Tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch với biểu hiện lâm sàng chính là tăng huyết áp động mạch toàn thân. Tăng huyết áp có thể được chẩn đoán khi huyết áp đo được ở trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, có thể được chẩn đoán là huyết áp cao.
Tăng huyết áp là bệnh mãn tính phổ biến và là nguy cơ lớn gây ra bệnh tim mạch, mạch máu não, các biến chứng nặng của nó là đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và bệnh thận mãn tính, gây tàn phế và tử vong cao.
Căn nguyên của tăng huyết áp hiện nay chưa rõ ràng, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của mỗi người khác nhau, người ta thường cho rằng nó có liên quan đến các yếu tố như di truyền, trọng lượng cơ thể, thói quen ăn uống, lối sống, thuốc men, trạng thái tâm lý, nghề nghiệp.
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, cần có các biện pháp điều trị toàn diện bao gồm cải thiện lối sống, điều trị bằng thuốc, tâm lý trị liệu và theo dõi thường xuyên. Người bệnh cần tuân thủ điều trị và tăng cường tự quản lý để đạt mục đích kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng.
Tại sao số lượng người bị cao huyết áp ngày càng tăng?
– Chế độ ăn uống không điều độ: Công việc bận rộn thường dẫn đến chế độ ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều thực phẩm giàu đường và chất béo, ăn không đủ ngũ cốc thô và rau củ.
– Hút thuốc, uống rượu, uống quá nhiều caffein: Tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
– Con người hiện đại thường ít vận động, lười vận động dễ dẫn đến tăng huyết áp.
– Áp lực cuộc sống và công việc của con người ngày càng cao. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng huyết áp.
– Lão hóa: Khi bạn già đi, các mạch máu trở nên kém đàn hồi hơn và huyết áp có thể tăng lên.
– Ô nhiễm môi trường có thể làm tăng huyết áp.
4 loại gia vị nên ăn ít để phòng ngừa cao huyết áp
– Bột ngọt: Thành phần chính của bột ngọt là natri glutamate, trong đó chứa ion natri, ăn nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp.
– Đường: Hấp thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì và tăng độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ huyết áp cao.
– Xì dầu chứa hàm lượng muối cao, cho quá nhiều xì dầu khi nấu canh sẽ khiến huyết áp tăng nhanh.
– Hạt tiêu, ớt là loại thực phẩm có vị cay, nếu ăn quá nhiều sẽ kích thích dạ dày và mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp.
Các thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
– Cần tây giúp hạ huyết áp, vì thế bệnh nhân cao huyết áp có thể ăn nhiều.
– Bột yến mạch rất giàu chất xơ và tiêu thụ thường xuyên có thể làm giảm huyết áp.
– Đậu phụ: Protein thực vật trong đậu phụ tương đối cao, sẽ không làm huyết áp tăng cao, đồng thời có thể hạ huyết áp.
– Tảo bẹ: Giá trị dinh dưỡng của tảo bẹ tương đối cao, còn giúp hạ huyết áp nên có thể ăn thường xuyên.
– Táo: Táo tốt cho mạch máu và hạ huyết áp.
– Cà rốt: Caroten trong cà rốt có thể bảo vệ hệ tim mạch và hạ huyết áp.
– Quả Kiwi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, ăn thường xuyên giúp hạ huyết áp.
– Táo gai có thể hạ huyết áp và giảm cholesterol.
– Chuối rất giàu kali, có thể làm giảm tổn thương mạch máu và hạ huyết áp.
Theo Tú Anh (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H