2018-02-04 10:03:21
{"an-khon-song-khoe":"\u0102n kh\u00f4n s\u1ed1ng kho\u1ebb"}
{"5-sai-lam":"5 sai l\u1ea7m","giet-chet-than":"gi\u1ebft ch\u1ebft th\u1eadn","khi-uong-nuoc":"khi u\u1ed1ng n\u01b0\u1edbc"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzA0LzEtMTAwMC5qcGc=.webp

5 sai lầm khi uống nước khiến bạn “âm thầm huỷ hoại” thận của chính mình mà không biết

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, uống nước là việc vô cùng đơn giản. Trên thực tế, bạn cần phải biết cách uống hợp lý vì nếu uống không đúng cách sẽ có thể gây hại cho sức khỏe.
1

 

Chúng ta đều biết 70% trọng lượng cơ thể là nước nên nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả. Chính vì vậy việc uống đủ nước và biết uống đúng cách là hết sức cần thiết.

Nhưng trên thực tế rất ít người quan tâm đến vấn đề này. Họ không biết rằng uống nước không đúng cách cũng sẽ gây hại tới sức khỏe thậm chí còn “âm thầm hủy hoại” thận của chính bản thân.

Sau đây là những thói quen uống nước khiến thận “chết mòn” mà chúng ta cần thay đổi ngay.

1. Dùng nước ngọt thay thế nước lọc

Nhiều người có thói quen uống nước ngọt bất luận là nước uống có ga hay nước hoa quả để thay cho nước lọc mỗi khi khát nước. Vì họ thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, không có mùi vị gì.


Nhưng họ không biết các thành phần trong nước ngọt sẽ khiến ion canxi trong xương di chuyển đến khắp nơi trong cơ thể khiến hàm lượng canxi trong nước tiểu tăng. Chính vì vậy những người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận không nên uống nếu như không muốn bệnh trầm trọng hơn.

2

Ảnh minh họa 

2. Uống không đủ nước

Đợi đến khi khát mới nghĩ đến việc uống nước thì lúc này cơ thể đang “kêu gào” trong tình trạng mất nước rồi. Hậu quả của việc uống không đủ nước không đơn giản chỉ là cảm giác khát nước mà nó còn khiến cơ thể không thể chuyển hóa được các “chất thải” trong cơ thể nên dễ gây ra những tổn hại cho các cơ quan nội tạng.

Uống ít nước đồng thời còn dẫn đến tình trạng nồng độ nước tiểu cao khiến dễ mắc các bệnh như sỏi thận, viêm thận.

3. Uống quá nhiều nước

Nhiều người quan niệm uống nhiều nước sẽ rất có lợi cho sức khỏe và tốt cho da. Nhưng đây là một cách nghĩ sai lầm.

Uống quá nhiều nước sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận, khiến các ion natri trong cơ thể dễ dàng được giải phóng, nước trong cơ thể dễ xâm nhập vào trong tế bào hơn gây ra tình trạng “ngộ độc nước”. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

3

Ảnh minh họa 

Vậy nên uống nước thế nào và uống bao nhiêu là tốt nhất?

1. Uống lượng vừa đủ

Uống nước cũng giống như ăn cơm vậy, không nên quá nhiều hoặc quá ít, uống lượng vừa đủ là tốt nhất. Vậy tính lượng vừa đủ như thế nào?

Theo nghiên cứu khoa học nhu cầu nước mỗi ngày ở người trưởng thành là 2.500ml. Lượng nước thu được từ trong thực phẩm khoảng 1.000ml cho nên lượng nước uống mỗi ngày của chúng ta nên duy trì ở mức 1.500ml.

 2. Uống nước lọc

Không nên dùng nước ngọt để thay thế cho nước lọc. Nước lọc tuy không có mùi vị gì nhưng nó lại là đồ uống tốt nhất cho sức khỏe.

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn cùng mong muốn đưa Võ cổ truyền đến với công chúng qua bộ phim Bĩ Cực

Bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood) - sản phẩm tâm huyết của nam diễn viên sau nhiều năm thai nghén và chuẩn...

Khai giảng Khoá huấn luyện Võ gậy – Cơ hội để học sinh IVS tìm hiểu văn hoá võ thuật truyền thống Philippines

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

Malaysia lo lắng cho thế hệ còi xương và chậm lớn

Tỷ lệ trẻ em bị còi xương ở Malaysia là 30%, bao gồm cả những đứa trẻ lớn lên từ các gia đình khó...

Căn bệnh khiến nữ sinh có cảm giác tay chân bị giữ chặt khi chạy

Mỗi lần chạy hay chơi thể thao, nữ sinh người Trung Quốc lại cảm thấy chân và tay trái bị ai đó giữ chặt. Hiện...

Hành trình 3 năm điều chế thuốc chẩn đoán ung thư độc nhất ở Việt Nam

Chứng kiến người bệnh ung thư phải bỏ hơn trăm triệu đi nước ngoài, bác sĩ và kỹ thuật viên của của Bệnh viện...