2018-02-04 10:06:31
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"dau-hieu":"d\u1ea5u hi\u1ec7u","nhan-biet":"nh\u1eadn bi\u1ebft","tre-em":"tr\u1ebb em","viem-phoi":"vi\u00eam ph\u1ed5i"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzA0LzEtMTAwNS5qcGc=.webp

Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm phổi, phụ huynh nên nắm rõ để xử lý đúng cách

Vào mùa lạnh, do thời tiết khắc nghiệt nên trẻ em rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Viêm phổi là một trong những bệnh phổ biến, nguy hiểm. Đây là những dấu hiệu cần biết.
1

 

Trẻ em bị các triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm cúm như ho, nhức đầu sổ mũi, khò khè hay sốt thường có nhiều mức độ khác nhau. Vì vậy, nếu không để ý kỹ, phụ huynh có thể bỏ qua những dấu hiệu bệnh quan trọng, nhiều trẻ tiến triển bệnh dẫn đến viêm phổi.

Làm sao để nhận biết dấu hiệu viêm phổi?

Câu hỏi phổ biến của phụ huynh: Trẻ bị sốt mấy ngày không khỏi, có phải bị viêm phổi rồi hay không? Làm sao để biết trẻ có bị viêm phổi hay không? Nên xử lý như thế nào?

2

 

Theo bác sĩ Điền Trí Châu, trưởng khoa nhi, chuyên gia tư vấn sức khoẻ trẻ em, Thành phố Uy Hải, Trung Quốc cho biết, nếu xuất hiện những tình huống sau đây thì nên suy nghĩ đến việc trẻ bị viêm phổi.

1, Sốt liên tục trong hơn 3 ngày mà không có dấu hiệu giảm hoặc khỏi.


2, Ho mỗi lúc một nhiều hơn và sâu hơn, đờm xuất hiện rõ ràng.

3, Hơi thở nhanh hơn, tinh thần uể oải, mệt mỏi, thiếu sức lực.

4, Xung quanh miệng trẻ trở nên xanh, cánh mũi phập phồng, khò khè.

5, Khi khám nghe phổi thì có âm thanh khác thường, cố định như tiếng nước sôi.

Lưu ý: Không phải tất cả bệnh viêm phổi sẽ nghe được tiếng ran phổi, nếu cần thiết, cần phải chụp X quang ngực để xác nhận.

Sau khi chẩn đoán trẻ bị viêm phổi thì cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ, không được dùng thuốc tuỳ tiện hay tự ngưng uống thuốc, hầu hết các bệnh viêm phổi có thể được điều trị bằng thuốc uống, không nhất thiết phải áp dụng liệu pháp truyền dịch.

3

 BS Điền Trí Châu, trưởng khoa nhi, chuyên gia tư vấn sức khoẻ trẻ em, Thành phố Uy Hải, Trung Quốc từng có hơn 20 năm khám chuyên khoa Nhi, đóng góp kinh nghiệm thường xuyên trên các trang báo mạng Trung Quốc.

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn cùng mong muốn đưa Võ cổ truyền đến với công chúng qua bộ phim Bĩ Cực

Bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood) - sản phẩm tâm huyết của nam diễn viên sau nhiều năm thai nghén và chuẩn...

Khai giảng Khoá huấn luyện Võ gậy – Cơ hội để học sinh IVS tìm hiểu văn hoá võ thuật truyền thống Philippines

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

Malaysia lo lắng cho thế hệ còi xương và chậm lớn

Tỷ lệ trẻ em bị còi xương ở Malaysia là 30%, bao gồm cả những đứa trẻ lớn lên từ các gia đình khó...

Căn bệnh khiến nữ sinh có cảm giác tay chân bị giữ chặt khi chạy

Mỗi lần chạy hay chơi thể thao, nữ sinh người Trung Quốc lại cảm thấy chân và tay trái bị ai đó giữ chặt. Hiện...

Hành trình 3 năm điều chế thuốc chẩn đoán ung thư độc nhất ở Việt Nam

Chứng kiến người bệnh ung thư phải bỏ hơn trăm triệu đi nước ngoài, bác sĩ và kỹ thuật viên của của Bệnh viện...