Chế độ ăn uống không đường khuyến khích mọi người tránh các loại đường ăn (sucrose), các loại mật, siro lá phong, tinh bột, gia vị, nước ngọt, đồ ngọt và cả 1 số loại hoa quả ngọt như chuối. Một số lời khuyên còn kêu gọi hạn chế hay loại bỏ các sản phẩm sữa khỏi chế độ ăn.
Những người ủng hộ chế độ ăn này nhấn mạnh rằng tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới béo phì và kèm theo đó là đái tháo đường tuyp 2, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Và sự thật là chúng ta ăn quá nhiều đồ ngọt, chiếm tới 35% tổng năng lượng của người lớn, đến từ nước ngọt, sô cô la, bánh trái…
Nhưng bạn không cần phải bỏ đường khỏi chế độ ăn để có được sức khỏe tốt. Bởi khi bạn ngừng ăn đường mà không cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau hơn, nấu ăn tùy tiện và biết cách giảm lượng đường cho vào đồ ăn, thức uống… thì cũng chẳng thể cải thiện được sức khỏe.
Thực tế là một chế độ ăn uống không đường chưa hề có bằng chứng nào về ích lợi với sức khỏe. Hơn thế, nó có thể tạo ra mối quan hệ không tốt đẹp với thực phẩm do khẩu vị bị thay đổi đột ngột.
Tâm lý ăn kiêng
Chế độ ăn không đường – tinh bột thường rất hạn chế, sẽ chỉ có các thực phẩm được phép như ngũ cốc nguyên cám, các loại quả mọng và bưởi; các loại thực phẩm tránh ăn như bánh mỳ trắng, chuối và nho khô.
Điều này sẽ vô tình tạo ra tâm lý ăn kiêng và khiến người thực hiện lo lắng về việc không được phép ăn gì. Tương tự, những người lo lắng về trọng lượng cơ thể thường sẽ hay tuân thủ một chế độ ăn kiêng nào đó.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng không có hiệu quả về lâu dài và có thể dẫn tới tăng cân nhiều hơn theo thời gian do cơ thể bị thiếu chất béo trầm trọng, đòi hỏi được bù đắp.
Ăn kiêng cũng gây căng thẳng, khiến cơ thể tăng tiết các hoóc môn stress như cortisol, vốn sẽ khiến cơ thể tích trữ thêm chất béo, đặc biệt là ở vùng bụng.
Lo lắng về thực phẩm mình ăn có thể dẫn tới căng thẳng, lo âu và trầm cảm và là một trong những yếu tố dẫn tới căn bệnh rối loạn ăn uống lành mạnh. Những người mắc chứng bệnh này sẽ dành rất nhiều thời gian để lựa chọn thực phẩm và lúc nào cũng lo lắng về việc phải ăn uống sao cho đúng. Một số chuyên gia cho biết đây là dấu hiệu của một dạng rối loạn ăn uống.
Ước tính có từ 7-58% dân số mắc bệnh này. Không có tiêu chuẩn chẩn đoán nên rất khó để có số liệu cụ thể về người mắc bệnh.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng có khoảng 15% phụ nữ mắc chứng rối loạn ăn uống vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các lời khuyên dinh dưỡng, ngay cả khi là thiện chí.
Loại bỏ nhiều thực phẩm tốt
Một số chế độ ăn kiêng không đường khuyến nghị không nên ăn một số loại quả và các sản phẩm từ sữa. Điều này sẽ chỉ làm kéo dài thêm sự sợ hãi thực phẩm và góp phần gây ra thiếu hụt dinh dưỡng.
Những chế độ ăn kiêng này khuyên nên hạn chế 1 loại quả nào đó trong 1 thời gian nào đó nhưng lại liệt kê một danh sách các trái cây tốt cho sức khỏe mà đắt đỏ (như các loại quả mọng).
Trong khi thực tế là tất cả các loại trái cây đều giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất cũng như các chất chống ôxy hóa.
2 khẩu phần trái cây mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc 1 số loại ung thư, đái tháo đường typ 2 và bệnh tim. Tuy nhiên, chỉ có 50% chúng ta thực hiện được khuyến nghị này nên lời khuyên hạn chế loại trái cây nào đó sẽ ảnh hưởng tới các lợi ích kể trên.
Những người tuân thủ chế độ ăn không đường cũng loại bỏ các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai… vốn được giả định là có đường. Tuy nhiên, đường trong các sản phẩm sữa là đường lactose tự nhiên và hoàn toàn không đáng sợ. Do đó, không cần thiết phải loại bỏ các thực phẩm này khỏi chế độ ăn vì sẽ lại kéo theo hệ lụy loãng xương.
Dùng các chất thay thế đường
Thật lạ là nhiều người lựa chọn các sản phẩm thay thế đường như siro lúa mạch (có hàm lượng đường fructose thấp), siro lá phong….
Tuy nhiên, thực tế chúng vẫn là đường và có cùng lượng calo như bất kỳ loại đường nào khác. Ngoại trừ siro lúa mạch, tốt cho những người có vấn đề với hấp thụ fructose, còn lại đều không có gì ưu việt hơn các loại đường thông thường.
Những người ăn nhiều các thực phẩm chứa đường ăn kiêng đều có thể bị tăng cân không kiểm soát. Một nghiên cứu cho thấy 1 người sẽ ăn thêm 35% thực phẩm trong bữa phụ lành mạnh so với những người ăn 1 bữa phụ với những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Vậy cần làm gì?
Ăn nhiều thực vật, các loại ngũ cốc nguyên cám đậu đỗ. Trái cây luôn là bạn chứ không phả kẻ thù.
Chỉ nên ăn ít đường đi chứ không phải là loại bỏ nó hoàn toàn khỏi chế độ ăn.
Hãy thưởng thức món bánh sô cô la hay nhâm nhi 1 thực phẩm ngọt ngào ưa thích nào đó với tất cả sự thích thú, thay vì nghĩ tới việc nó sẽ khiến bạn tăng cân hay gây ra bệnh ung thư nào đó, và bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi không bị cảm giác đói cồn cào chỉ 1 tiếng sau đó.
Cho dù cách bạn lựa chọn đồ ăn như thế nào thì hãy nhớ rằng sức khỏe không đơn giản là trọng lượng, vòng eo hay loại thực phẩm nên tránh. Đó còn là tinh thần và mối quan hệ của bạn với thực phẩm – chúng cũng quan trọng như thể chất của chúng ta vậy.