2017-12-28 17:26:19
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"5-nguyen-nhan":"5 nguy\u00ean nh\u00e2n","kho-lanh":"kho l\u1ea1nh","vet-thuuong":"v\u1ebft thu\u01b0\u01a1ng"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzEyLzI4LzEtMTcyMi5qcGc.webp

5 nguyên nhân khiến vết thương khó lành

Hầu hết các vết thương sẽ lành sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 3 tuần mà vết thương vẫn còn hở miệng hoặc lành với tốc độ quá chậm thì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.

 Nếu vết thương lâu lành thì có thể là dấu hiệu của những tình trạng sau:

1. Dinh dưỡng

Việc ít ăn rau quả cũng có thể khiến vết thương lâu lành. Rau quả chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A và C. Đây là những dưỡng chất cần thiết để giúp da mau lành. Những loại giàu vitamin có thể kể đến gồm cam, rau bina, khoai lang và ớt chuông.

Ngoài ra, người bị thương cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein như trứng, ức gà. Protein sẽ giúp cơ ở vết thương phục hồi nhanh hơn, theo Fox News.

1

Uống rượu bia quá nhiều sẽ khiến vết thương lâu lành 

2. Tiểu đường


Do lượng đường trong máu cao nên vết thương ở người bị tiểu đường thường lành chậm và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn và hệ miễn dịch của cơ thể.

Đặc biệt, chúng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình truyền tín hiệu đau đớn của dây thần kinh. Việc người bệnh không cảm nhận rõ cơn đau nên không biết chỗ nào đang bị thương, dẫn đến không chăm sóc và làm vết thương dễ bị rách ra thêm. Những vết thương chậm lành do tiểu đường thường xuất hiện ở chân và bàn chân, theo Fox News.

3. Nhiễm trùng

Da là lớp ngoài đầu tiên giúp bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn. Khi da bị tổn thương, vi khuẩn có thể di chuyển vào bên trong cơ thể. Nếu bị vi khuẩn tấn công, vết thương nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu bị sưng, đỏ, đau và xuất hiện dịch lỏng có mùi hôi.5 nguyên nhân khiến vết thương khó lành.

4. Do tác dụng của thuốc

Sử dụng một số loại thuốc có thể khiến vết thương lâu lành. Các loại hóa chất mạnh dùng trong những phương pháp như hóa trị và xạ trị có thể gây cản trở hệ miễn dịch, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tự chữa lành của cơ thể.

Thêm nữa, việc sử dụng kháng sinh có thể giết chết những vi khuẩn có lợi cho cơ thể, làm tăng nguy cơ vết phương bị nhiễm trùng. Do đó, kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ lành của vết thương, theo Fox News.

5. Uống rượu

Uống rượu bia quá nhiều sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alcoholism: Clinical and Experimental Research cho biết. Các nhà khoa học giải thích việc uống rượu bia quá nhiều làm giảm lượng bạch cầu vốn có vai trò quan trọng giúp tiêu diệt vi khuẩn, từ đó khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng và lâu lành hơn.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...