2016-12-11 15:42:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"diet-loang-quang":"di\u1ec7t lo\u0103ng qu\u0103ng","luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh":"Lu\u1eadt X\u1eed l\u00fd vi ph\u1ea1m h\u00e0nh ch\u00ednh","nghi-dinh-176-2013":"Ngh\u1ecb \u0111\u1ecbnh 176\/2013","zika":"Zika"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEyLzExL2JpLXBoYXQtbmFuZy12aS1raG9uZy1kaWV0LWxvYW5nLXF1YW5nLXBoYXQtdGhhdC1jaGFuZy1ub2ktY2hvaS0xNTUxNDkuanBn.webp

Bị phạt nặng vì… không diệt loăng quăng: Phạt thật, chẳng nói chơi!

Chính quyền một số quận, huyện ở TPHCM vừa ra quyết định xử phạt 74 hộ dân không tham gia diệt loăng quăng để ngừa Zika. Có lẽ đây là trường hợp khá hiếm hoi “chuyện nhỏ” bị phạt nặng!

Chỉ riêng phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức đã có 6 trường hợp hộ dân bị phạt hành chính với mức phạt từ 700.000 đến 1,5 triệu đồng/hộ. Lý do là những hộ dân này không chấp hành việc diệt loăng quăng tại nơi ở. Cụ thể, họ đã có hành vi thải bỏ những thứ vật dụng có khả năng trở thành môi trường để loăng quăng sinh sôi nảy nở.

2

KHông nhiều người biết hành vi không diệt loăng quăng là… “vi phạm luật”

Căn cứ pháp lý của quyết định xử phạt là theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 176/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Được biết trước đó, tổ kiểm tra liên ngành của phường đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hộ dân nói trên.

Có lẽ đây là lần khá hiếm hoi, những hành vi thường được coi là “nhỏ nhặt” như vậy bị xử phạt một cách nghiêm khắc. Đến nỗi, ngay những đối tượng bị xử phạt cũng lấy làm “hết sức bất ngờ”!

Tuy nhiên, điều khiến không ít người thắc mắc là quy định xử phạt nói trên căn cứ theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, nhưng dường như các điều luật này chưa thực sự đi vào đời sống. Năm 2015 toàn thành phố chỉ xử phạt được 55 trường hợp, đến năm 2016 thì mới xử phạt được 74 trường hợp nói trên. Đó là những con số quá ít ỏi so với những hành vi vi phạm đã trở nên vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện nay.

5

Nghị định đã có từ 3 năm trước, nhưng số người bị xử phạt rất ít

Hơn nữa, số trường hợp bị xử phạt trong năm 2016 cũng chủ yếu là trong hai tháng 10 và 11, khi dịch bệnh Zika tại thành phố xuất hiện và lây lan 
ra nhiều quận, huyện. Nếu không có mối đe dọa từ Zika thì chưa chắc người ta đã nhớ là đang có những điều luật như vậy!


Theo đánh giá của PGS.TS Bùi Hoài Sơn, phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, việc nhiều người vi phạm nhưng chẳng ai bị phạt trong một thời gian dài đã hình thành tư tưởng “nhờn luật” trong một bộ phận người dân.

Hiện thời, dư luận tỏ ra đồng tình với việc xử phạt nói trên, nhưng cũng không khỏi có những băn khoăn lẫn hoài nghi. Bởi người ta lo tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, mọi thứ chỉ rộ lên trong thời gian ngắn khi có “chiến dịch”, sau đó sẽ nhanh chóng “đâu lại vào đấy”. Lo hơn là sự thiếu công tâm, minh bạch, người có chức trách chỉ “săm soi” những người “dân thường” và sẵn sàng xử phạt nặng, còn với những người quen biết, thân thích thì… dễ dàng bỏ qua.

Nhiều người cũng lo rằng, lấy đâu ra lực lượng để có thể kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên để phát hiện các hành vi vi phạm. Bởi thực tế đã cho thấy, lực lượng bảo vệ môi trường hiện đang rất mỏng, chưa đủ khả năng kiểm soát những vi phạm quy mô lớn, ảnh hưởng đến nhiều người, thì làm sao có thể kiểm soát những hành vi ở tầm mức “nhỏ nhặt” như không chịu diệt loăng quăng?

4

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát tình hình phòng chống Zika tại TPHCM

Có lẽ, chỉ xử phạt thôi thì chưa đủ, mà cần phải có những chương trình giáo dục thường xuyên để người dân luôn có ý thức thể hiện trách nhiệm trước cộng đồng cũng như thái độ thượng tôn pháp luật, dù chỉ là chuyện con lăng quăng…

Cách làm của một số phường vừa qua, như thành lập đoàn vận động, gửi văn bản tới từng hộ dân về việc diệt lăng quăng phòng chống Zika, sau đó phát hiện thấy hộ nào chưa diệt lăng quăng, đổ bỏ các lu hũ chứa nước ngoài trời… thì đoàn vận động sẽ nhắc nhở; nếu sau đó các hộ không thực hiện nghiêm chỉnh, phường kiểm tra sẽ lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, là điều có thể học tập và phát huy.

“Việc nâng cao nhận thức là rất quan trọng. Phải làm sao để người dân hiểu rằng chung tay bảo vệ cộng đồng cũng chính là bảo vệ sức khỏe, môi trường sống an toàn cho bản thân và gia đình mình. Nếu đã tuyên truyền, phổ biến mà vẫn vi phạm thì hãy tính đến bước xử phạt để răn đe. Vấn đề quan trọng là phải xử lý nghiêm, công bằng cho tất cả mọi người, không để tình trạng dân vi phạm thì phạt, nhà quan chức có lỗi thì bỏ qua. Phải bảo đảm tất cả mọi người bình đẳng trước pháp luật”, LS Nguyễn Thị Ngọc Liên chia sẻ.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...