Chỉ số BMI là từ viết tắt của Body Mass Index, đây là chỉ số cơ thể được các chuyên gia sức khỏe dùng để đo lượng chỉ số cơ thể của một người và xác định tình trạng béo phì, thừa cân hay quá thiếu cân.
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Cách xác định chỉ số BMI:
Chỉ số BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).
– Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg.
– Chiều cao x chiều cao: tính bằng m.
Đánh giá:
– Gầy: BMI ít hơn 18.5.
– Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25.
– Thừa cân: BMI từ 25-30.
– Béo – nên giảm cân: BMI 30 – 40.
– Rất béo: BMI trên 40.
Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.
Cách phân loại và xác định thể trạng theo BMI
Phân loại kiểu 1.
BMI < 18: người gầy.
BMI = 18 – 24,9: người bình thường.
BMI = 25 – 29,9: người béo phì độ I.
BMI = 30 – 34,9: người béo phì độ II.
BMI > 35: người béo phì độ III.
Phân loại kiểu 2
Nam:
BMI < 20: người dưới cân.
20 <= BMI < 25: người bình thường.
25 <= BMI < 30: người quá cân.
BMI > 30: người béo phì.
Nữ:
BMI < 18: người dưới cân.
18 <= BMI < 23: người bình thường.
23 <= BMI < 30: người quá cân.
BMI > 30: người béo phì.
Chỉ số BMI giúp xác định chính xác thể trạng cơ thể.
Với trẻ em từ 2-20 tuổi.
– Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách phân vị thứ 5 (percentile < 5th).
– Sức khỏe dinh dưỡng tốt: chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị thứ 5 đến 85.
– Nguy cơ béo phì: chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị 85 đến 95.
– Béo phì: BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95.
Lưu ý:
Điểm hạn chế duy nhất của cách tính chỉ số BMI là bạn không thể nào biết được rằng mỡ trong cơ thể của bạn nhiều hay ít.