Với phái đẹp, giải pháp đơn giản nhất để bảo vệ làn da khỏi cái nắng gay gắt mỗi khi đi biển là tìm kiếm bóng râm dưới một chiếc dù, cây cọ lá, hoặc mái vòm chẳng hạn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí da liễu JAMA da liễu đã phát hiện ra rằng việc chọn đứng ở nơi bóng râm để tránh nắng là gần như không có hiệu quả với cái nắng hiện tại.
Kết luận này được rút ra sau các thử nghiệm lâm sàng so sánh mức độ bảo vệ làn da của bóng râm từ một chiếc dù so với kem chống nắng có giá trị SPF 100.
Cụ thể, 81 người tình nguyện tham gia nghiên cứu đến từ Texas đã ở trên bãi biển vào thời điểm giữa trưa suốt ba tiếng rưỡi. Trang bị giúp họ bảo vệ làn da chỉ là một chiếc dù hoặc kem chống nắng.
Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện một con số khổng lồ: 78% người tham gia đứng dưới bóng râm của cây về sau có biểu hiện bị cháy nắng. Trong khi đó, tỷ lệ bị cháy nắng ở nhóm sử dụng kem chống nắng chỉ là 25%.
Mặc dù nhóm nghiên cứu liên tục theo dõi và thay đổi vị trí để hạn chế làn da tiếp xúc ánh nắng đối với những người tình nguyện đứng dưới bóng râm, nhưng vẫn không mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn tia bức xạ UVB. Đây là loại tia có tính gây tổn thương da, gây hiện tượng đỏ rát, bỏng da và cháy nắng.
Nếu thời gian tiếp xúc với tia này nhiều thì sẽ khiến da bị sưng phù, lâu hơn có thể làm cơ thể bị đau nhức và sốt (một phần lý do mà bạn đày nắng nhiều dễ bị sốt). Tác động của tia UVB đến da mạnh so với UVA và là nguyên nhân gây tổn thương da, ung thư da và tổn thương mắt.
Nghiên cứu trên như minh chứng cho những lời khuyên trước đây của Hiệp hội Ung thư da của Mỹ và các bác sĩ da liễu trên toàn thế giới. Theo đó, để bảo vệ làn da khỏi ảnh hưởng nghiêm trọng của cái nắng gay gắt, cách tốt nhất là sử dụng kem chống nắng, phụ kiện bảo hộ và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng kem chống nắng SPF 100 về cơ bản là không có tác dụng bảo vệ nhiều hơn so với các sản phẩm với trị số SPF chỉ bằng 1 nửa. Trong thực tế, một kem chống nắng có SPF 50 có thể ngăn chặn được khoảng 98% tia cực tím. Với kem chống nắng SPF 30, sản phẩm này có thể bảo vệ da khỏi 97% tia cực tím và vi khuẩn.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ trước đó đã phản ánh giá trị cao SPF “rất dễ gây hiểu nhầm” và kiến nghị pháp luật buộc các nhà sản xuất ghi nhãn SPF 50+, giống như họ làm ở châu Âu và Canada.