1. Tuyến giáp đang hoạt động quá mức
Tuyến giáp hoạt động quá mức thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Khi đó, tuyến giáp sẽ tiết quá nhiều hoóc môn. Người mắc tình trạng này có thể hay la hét, cáu gắt với những người xung quanh như con cái, người nhà, theo Reader’s Digest.
“Tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ làm tăng cảm giác bồn chồn, lo lắng và có thể gây khó tập trung”, chuyên gia nội tiết Neil Gittoes tại Bệnh viện Đại học Birmingham (Anh) cho biết.
2. Tiểu đường
Các chuyên gia cho rằng việc mất cân bằng đường huyết ở người bị tiểu đường cũng có thể khiến cơ thể dễ tức giận. Nguyên nhân là vì mất cân bằng đường huyết có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng hóa chất ở não, chẳng hạn như serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng. Hệ quả có thể dẫn đến phản ứng hung hăng và dễ bị kích động.
3. Hội chứng tiền kinh
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) xảy ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở mọi lứa tuổi. PMS xuất hiện do tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể phụ nữ, chẳng hạn như estrogen và progesterone. Do đó, PMS sẽ khiến phụ nữ hay cáu kỉnh và dễ tức giận, theo MSN.
4. Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Nếu người nào thường ở trong nhà suốt ngày và chỉ ra ngoài khi trời đã tối thì nguy cơ rất cao sẽ bị thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D có thể góp phần gây ra trầm cảm và khiến khiến tâm trạng dễ thay đổi, các chuyên gia sức khỏe cho hay.
Ngoài ra, họ cũng khuyến cáo mọi người không nên thức khuya. Thức khuya sẽ phá vỡ nhịp sinh học, khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ và hay bực dọc.