Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy các chất hoạt hóa của vitamin D – calcitriol hay còn gọi là là anticancerous. đã ngăn chặn sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào ung thư, đồng thời làm giảm khối u hình thành mạch máu.
Mặc dù chưa được thử nghiệm lâm sàng trên người, nhưng một số nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng cho thấy rằng việc tránh thiếu hụt và uống bổ sung vitamin D có thể là một giải pháp hiệu quả và an toàn cách để ngăn ngừa cũng như kéo dài sự sống ở những bệnh nhân bị ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Trong cuộc nghiên cứu được thực hiện với hơn 1666 phụ nữ mắc bệnh ung thư vú, nhóm nghiên cứu sẽ kiểm tra nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25[OH]D) của mỗi bệnh nhân và tìm hiểu ý nghĩa của nó đối với sự sống của họ. Theo đó, các bệnh nhân này sẽ được theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn sau 12, 24, 48, 72 và 96 tháng.
Sau hơn 1 năm phân tích dữ liệu, kết quả cho thấy tuổi thọ trung bình của các bệnh nhân là 58,7 năm. Trong đó, 1 nửa số bênh nhân bị thiếu hụt vitamin D, và hơn 1/3 thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Các nhà nghiên cứu cũng cho hay nồng độ vitamin D ở bệnh nhân đang trong giai đoạn khối u phát triển là khá thấp. Mức thấp nhất được tìm thấy ở phụ nữ mãn kinh mắc ung thư vú âm tính. Ung thư vú âm tính cấp độ ba là loại ung thư nguy hiểm nhất trong các dạng ung thư vú vì các liệu pháp thuốc hiện đại dường như đều bị nó “đánh bai”.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có nồng độ 25OHD cao sẽ có tỷ lệ sống sót cao hơn. “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nghịch giữa nồng độ vitamin D và nguy cơ tiến triển bệnh ung thư vú và tử vong”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Mặc dù các cơ chế tác động của vitamin D đối với kết quả chữa trị ung thư vú chưa được hiểu rõ, song các nhà khoa học tin rằng kết quả của cuộc nghiên cứu có ý nghĩa to lớn trong việc tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn đối với các bệnh nhân.
Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3 (trên 100 000 dân) và cao thứ hai ở Thành phố Hồ Chí Minh với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16 (trên 100 000 dân) sau ung thư cổ tử cung mà xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6 (trên 100 000 dân).