Muối
Một chế độ ăn quá nhiều muối hoặc natri khiến cơ thể tích nước gây nguy cơ tăng huyết áp. Chính vì vậy, bạn nên cắt giảm lượng muối và hạn chế ăn mặn. Bên cạnh đó, loại bỏ ngay các loại thực phẩm đóng gói, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn bởi chúng chứa khá nhiều muối.
Bổ sung Kali
Kali sẽ giúp cân bằng lượng natri đã loại bỏ khỏi chế độ ăn của bạn, ngăn ngừa cao huyết áp. Các thực phẩm giàu kali bao gồm rau xanh, chanh, hoa quả, nước dừa.
Các loại ngũ cốc
Ngũ cốc nhiều chất xơ nên là loại thực phẩm rất lành mạnh. Các loại thực phẩm giàu chất xơ khác bao gồm rau xanh, yến mach, táo, cam, bông cải xanh… có khối lượng cao hơn và cũng mất thời gian lâu hơn để tiêu hóa, giúp giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn các loại tinh bột, bánh quy, bánh mì, mì ông đồng thời bổ sung các loại hạt và ngũ cốc trong chế độ ăn hàng ngày.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bạn nên lựa chọn các loại sữa ít béo hoặc không béo cũng như các sản phẩm từ sữa như pho mát. Các loại sản phẩm sữa được tách kem và ít béo rất được khuyên dùng trong chế độ ăn hàng ngày.
Cà phê
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cà phê và bệnh cao huyết áp. Cafein có thể làm tăng huyết áp. Nếu vẫn muốn thưởng thức cà phê, bạn nên lựa chọn các loại cà phê đã khử cafein.
Căng thẳng và thiếu ngủ
Căng thẳng và thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp. Chúng ta hoàn toàn có thể giảm căng thẳng bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày một cách lành mạnh. Một giấc ngủ sâu khoảng 8 tiếng mỗi ngày cũng giúp giảm thiểu căng thẳng và hạ huyết áp. Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tăng cảm giác thèm ăn gây tăng cân do làm chậm quá trình trao đổi chất.