Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết có thể có chẩn đoán tự kỷ chính xác cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu sớm trước ngày sinh nhật đầu tiên của con mình và nhiều biểu hiện lạ đến khi con 18 tháng tuổi. Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu hoặc có quan ngại về sự phát triển của trẻ, hãy lập tức cho con đi khám bác sĩ.
1. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi
Ở tuổi này, những dấu hiệu của bệnh tự kỷ liên quan đến việc tập trung chú ý. Những dấu hiệu bao gồm: không thể hiện sự quan tâm trên khuôn mặt, không giao tiếp bằng mắt, không cười, không phải lúc nào cũng phản ứng với âm thanh, không có phản xạ với tên của mình, không quay khi nghe thấy âm thanh lạ hoặc không giật mình khi nghe thấy một tiếng động lớn. Trong tình huống khác, thính giác của trẻ có vẻ không tốt. Ngoài ra trẻ có thể không thích ôm ấp, không thể hiện sự quan tâm trong các trò chơi, không lảm nhảm hoặc có nhu cầu giao tiếp, không sử dụng cử chỉ để diễn tả những điều mình muốn.
2. Dấu hiệu trẻ tự kỷ từ 12-24 tháng tuổi
Nếu bị tự kỷ ở độ tuổi này, trẻ có thể có các biểu hiện như: không sử dụng cử chỉ, không lắc đầu, không vẫy chào tạm biệt hoặc chỉ vào những gì bé muốn. Từ 14-16 tháng, hầu hết trẻ em chỉ chia sẻ thứ mà chúng đang quan tâm, chẳng hạn như một con chó con hoặc đồ chơi mới. Trẻ 16 tháng tuổi không thể nói các từ đơn và trẻ 24 tháng tuổi không thể nói những từ ghép, trẻ mất các kỹ năng nói và giao tiếp xã hội, hay nói một vài từ một mình hoặc không tỏ ra quan tâm đến người khác, đẩy mọi người ra xa, tránh tiếp xúc cũng là những dấu hiệu cần lưu ý.
3. Dấu hiệu trẻ tự kỷ từ 2 tuổi trở lên
Trẻ chậm trễ phát triển ngôn ngữ. Một số trẻ tự kỷ không nói được gì cả, trong khi những trẻ khác phát triển ngôn ngữ nhưng gặp khó khăn khi nói chuyện. Hoặc trẻ có cách nói khác thường, có thể nói ngập ngừng, bằng một giọng the thé hoặc một giọng đều đều. Hay có thể sử dụng những từ đơn lẻ thay vì nói cả câu, lặp lại câu hỏi thay vì câu trả lời.
Trẻ dường như không hiểu những gì mọi người đang nói với mình, không có phản ứng khi được gọi tên hoặc không thể làm theo hướng dẫn của người khác, có thể cười, khóc hay la hét bất thường. Tập trung vào một đối tượng duy nhất hoặc một chủ đề tại một thời điểm, hiếm khi bắt chước những gì bạn bè làm và không tham gia vào các trò chơi, có thói quen chơi một mình, ít quan tâm đến trẻ em khác và thường không chia sẻ là những dấu hiệu tương tự.
Trẻ có những hành vi cứng nhắc, có thể rất gắn bó với thói quen nào đó và gặp khó khăn với sự thay đổi. Ví dụ, con đường từ nhà đến trường thay đổi có thể khiến trẻ khó chịu hay tức giận. Trẻ chơi với các đối tượng hoặc đồ chơi bằng cách bất thường. Ví dụ, trẻ dành nhiều thời gian xếp đồ chơi hoặc đặt chúng theo một thứ tự nhất định, thích lặp lại việc mở và đóng cửa hoặc trở nên bận rộn với việc đẩy một đồ chơi hoặc quay các bánh xe của một chiếc xe hơi đồ chơi.
Ngoài ra, tự gây thương tích như cắn hoặc đánh mình, thể hiện những hành động lặp đi lặp lại, quá nhạy cảm với kích thích, có thể kích động bởi tiếng ồn, cực kỳ nhạy cảm với mùi hoặc từ chối ăn nhiều loại thực phẩm, phản ứng quá mức đối với một số tác động bên ngoài, sợ hãi không cần thiết hoặc không hề sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, bất hợp tác hoặc quá tích cực; hiếu động, bốc đồng hay hung hăng là những dấu hiệu nhận biết quan trọng.