2016-11-22 18:04:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"cuop-an-den-tran":"c\u01b0\u1edbp \u1ea5n \u0111\u1ec1n tr\u1ea7n","dong-dat":"\u0111\u1ed9ng \u0111\u1ea5t","fukushima":"Fukushima","nhat-ban":"nh\u1eadt b\u1ea3n","song-than":"s\u00f3ng th\u1ea7n","un-tac-giao-thong":"\u00f9n t\u1eafc giao th\u00f4ng"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzExLzIyL3NvbmctdGhhbi1uaGF0LXZhLWJpZW4tbmd1b2ktby14dS10YS0xODE4NTIuanBn.webp

Sóng thần Nhật và “biển người” ở xứ ta

Sáng 22/11, một trận động đất mạnh 6,9 độ richter gây cảnh báo sóng thần ở Nhật. Đài truyền hình NHK của nước này phát đi lời kêu gọi người dân “bỏ chạy ngay lập tức!”. Nhưng, sự hỗn loạn đã không xảy ra sau đó…
10

Ám ảnh thảm họa sóng thần luôn giằng xé trong tâm can người Nhật

Có lẽ đến giờ, nỗi ám ảnh của cơn sóng thần kinh hoàng hồi năm 2011 giết chết 18.000 người Nhật Bản ở vùng Fukushima vẫn chưa thể phai mờ. Vì thế, mỗi trận động đất lớn đều có thể khiến cho người dân xứ sở Mặt trời mọc cảm thấy lo lắng. Có thể nói, người Nhật hiện rất “nhạy cảm” với những mối đe dọa từ thiên tai, nhất là sóng thần.

Bản năng sinh tồn trong con người trỗi dậy, khiến họ có những “phản xạ tự nhiên” khi sinh mạng bị đe dọa.

Nhưng, cũng vào thời khắc sinh tử đó, lòng tự tôn và ý thức cộng đồng cũng kịp trỗi dậy, phủ lấp lên trên nỗi sợ hãi. Họ vẫn “bỏ chạy” khỏi vùng nguy hiểm, nhưng “bỏ chạy” một cách có trật tự, có tổ chức.

1

Đoàn xe chở người Nhật “bỏ chạy” trước cảnh báo sóng thần ngày 22/11

Những hình ảnh phát đi trên truyền hình cho thấy, những đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên trên một con đường ở Iwaki, tỉnh Fukushima, không hề có chuyện chen lấn, chèn ép lẫn nhau. Cùng lúc, đám đông hành khách đang có mặt tại ga Sendai, thành phố Sendai (tỉnh Miyagi), vẫn giữ bình tĩnh, không hề chen lấn hỗn loạn dù các đoàn tàu bị tạm dừng sau động đất.

Hẳn ai cũng biết rằng, sóng thần có thể ập vào bất cứ lúc nào, và điều gì sẽ xảy ra sau đó…


3

Hình ảnh mang tính biểu tượng về nỗi đau của cơn sóng thần năm 2011

Cảnh tượng trên gợi nhớ lại câu chuyện hồi năm 2011, khi cơn sóng thần lịch sử cao hàng chục mét ập vào một vùng rộng lớn gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hàng triệu người dân Fukushima bị thiệt hại nặng nề, không nhà ở, nguy cơ đói và khát cận kề. Nhưng người ta vẫn xếp hàng – những hàng người dài dằng dặc có khi cả cây số, để mua thực phẩm và nước uống. Họ cũng chỉ mua đủ cho gia đình sử dụng, không ai tính tới chuyện tích trữ, đầu cơ. Vì họ hiểu rằng, những người khác – đồng bào của họ, cũng có những nhu cầu bức thiết như mình. Bất cứ hành động “lệch chuẩn” nào cũng đều có thể mang lại điều đau khổ cho những đồng bào.

5
6

Dù đói, dù khát, những nạn nhân sóng thần ở Nhật Bản vẫn xếp hàng trật tự trước các siêu thị

Đó là biểu hiện rõ ràng và “cao cấp” nhất của sự văn minh!

Đó là lý do khiến cho việc khắc phục hậu quả của thảm họa kinh hoàng ấy trở nên vô cùng thuận lợi, và mọi người đã ổn định cuộc sống chỉ sau đó một vài tháng.

Nhìn những hình ảnh “bỏ chạy” của người dân Nhật Bản, nhiều người Việt đã không khỏi cảm thấy xấu hổ khi liên tưởng tới cảnh hỗn loạn của “biển người” trên các tuyến phố ở Hà Nội, TPHCM trong giờ cao điểm.

8

Hình ảnh giao thông hỗn loạn ở Việt Nam

Không có cảnh báo thiên tai, chỉ là những hối thúc của cuộc mưu sinh thường ngày, vậy mà ai cũng cố gắng chen lấn để “chiếm” lấy từng centiimet đường, từng nửa cái… bánh xe, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng! Luật giao thông dễ dàng bị “vô hiệu hóa” khi hầu như mọi người, ai cũng chỉ nghĩ tới một mục đích là “phải đi thật nhanh bằng mọi giá”. Họ sẵn sàng chèn người nọ, ép người kia để vượt lên… Và chỉ cần một hành vi, một câu nói không “đẹp”, hay một va chạm nhẹ, là đều có thể xảy ra cãi vã, chửi bới, thậm chí là ẩu đả!…

Đó là chưa nói tới những hỗn loạn xảy ra trong nhiều lễ hội, khi nhiều người xông vào cướp lộc, cướp ấn, chỉ vì những niềm tin mù quáng cùng những dục vọng thấp hèn!

9

…Và hỗn loạn khi tranh nhau cướp ấn ở đền Trần

Cộng đồng mạng Việt Nam trong ngày 22/11 đã rất “nóng” với những so sánh nói trên. Có những người tỏ thái độ gay gắt, bất bình sâu sắc. Cũng có những người chỉ nhẹ nhàng với mơ ước “Bao giờ mình được như họ?”.

“Còn bao nhiêu thế hệ người Việt phải thấy xấu hổ vì ý thức của dân tộc mình?!!! Giáo dục đâu phải chỉ nói về những điều tốt đẹp. Có lẽ nên bắt đầu từ những so sánh hổ thẹn như thế này”, một chia sẻ trên Facebook nhận được rất nhiều “like” của cộng đồng mạng.

Hy vọng sự xấu hổ này không trở nên vô nghĩa. Hy vọng sẽ có ngày càng nhiều người Việt học tập được người Nhật – ít nhất cũng là về khía cạnh ý thức cộng đồng, biết hy sinh lợi ích nhỏ nhoi của mình vì những mối lợi lớn hơn cho cộng đồng!

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...