2017-12-31 11:14:44
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"di-kham":"\u0111i kh\u00e1m","keo-dai":"k\u00e9o d\u00e0i","khi-nao":"khi n\u00e0o","sot":"s\u1ed1t"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzEyLzMxLzEtMTExMy5qcGVn.webp

Sốt: Khi nào nên lo lắng?

Sốt là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau. Và các chuyên gia đều đồng ý rằng, nhiệt độ miệng từ 37,7 độ trở lên, ở cả trẻ em và người lớn, là dấu hiệu của thân nhiệt bất thường.

Mặc dù ớn lạnh, khô miệng, nhức đầu, khó chịu, đổ mồ hôi đêm… là những dấu hiệu của sốt nhưng các duy nhất để biết chắc chắn tình trạng này là đo thân nhiệt.

Cách thuận tiện nhất và chính xác nhất ở người trưởng thành là đo đường miệng (đo đường hậu môn sẽ thường cao hơn 1oC).

Mặc dù thân nhiệt không luôn duy trì ở mức 37oC mà nó sẽ dao động quanh mức này trong suốt cả ngày nhưng các chuyên gia đều đồng ý rằng nếu nhiệt độ ở miệng từ 37,7oC trở lên thì chứng tỏ thân nhiệt đang bất thường.

1

 

Có nên đi khám bác sĩ khi sốt?

Bất kỳ cơn sốt nào kéo dài hơn 3 ngày, đặc biệt là không có bất kỳ dấu hiệu nào đi kèm, đều cần phải đi khám.


Với những người mắc đái tháo đường, có vấn đề ở van tim hay nhiễm HIV và các bệnh liên quan đến miễn dịch thì sốt nhẹ cũng cần phải đi bác sĩ.

Nếu là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi trở xuống bị sốt từ 38oC trở lên thì nên gọi bác sĩ ngay.

Với trẻ 3-36 tháng, cần đi khám nếu thân nhiệt từ 38.8oC trở lên, hoặc sốt trên 37,7oC kèm theo các dấu hiệu bất thường, không muốn ăn uống, sốt kéo dài 3 ngày trở lên cũng cần đi khám. Trẻ có sốt kèm phát ban cũng nên đi khám bác sĩ.

Sốt không nguyên nhân là gì?

Sốt cao thường do vi rút hay nhiễm khuẩn thông thường như viêm phổi, viêm đường tiết niệu nhưng đôi khi rất khó xác định nguyên nhân. Khi đó, các bác sĩ sẽ gọi là sốt không nguyên nhân (FUO).

Sốt không nguyên nhân là khi sốt kéo dài 2-3 tuần, không liên tục hoặc liên tục và không có nguyên nhân rõ ràng. Ở thời điểm hiện tại, hơn phân nửa trường hợp sốt không xác định được nguyên nhân và may mắn là nhiều người đã vượt qua giai đoạn này an toàn.

Trong một số nghiên cứu, khoảng 20% sốt không rõ nguyên nhân là do ung thư, chủ yếu là ung thư máu dạng Hodgkin lymphoma và non-Hodgkin lymphoma. Một số bệnh khác cũng được nghĩ đến là ung thư ống mật, thận và gan.

Khoảng 20% sốt không rõ nguyên nhân cuối cùng được xác định là do các viêm nhiễm không phổ biến như viêm nội tâm mạc cấp, viêm van tim.

Đôi khi, chính các thuốc kháng sinh – loại thuốc có tác dụn chống nhiễm trùng – lại là thủ phạm gây sốt. Các loại thuốc này bao gồm sulfamethoxazole/trimethoprim và nitrofurantoin vốn được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu, và minocycline thường dùng trong điều trị mụn trứng cá.

Bài viết mới nhất

Hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp”: Đưa ra nhiều vấn đề hấp dẫn!

Hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững” đã mang...

Bí quyết eo thon da nõn nà từ nữ blogger xứ tỷ dân

Nhiều người thậm chí ví Yuzi Zhang như “tiên tử” bởi những hình ảnh xinh đẹp thoát tục. Yuzi Zhang, một blogger đến từ Trung...

Nhan sắc ‘nữ hoàng cảnh nóng’ đóng ‘Lật mặt 7’ của Lý Hải

Đinh Y Nhung sở hữu vóc dáng săn chắc, gợi cảm ở tuổi U50. Cô góp mặt trong phim 'Lật mặt 7: Một điều...

Nam người mẫu bị sa thải khỏi Met Gala vì quá điển trai

Trước khi bị sa thải khỏi Met Gala, Eugenio Casnighi từng đảm nhận vai trò tiếp đón nghệ sĩ trên thảm đỏ. Anh gây...

7 loại trái cây mùa hè giúp tăng cường miễn dịch

Mùa hè là cơ hội tuyệt vời để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất quan trọng từ các loại trái cây tươi...