Đứng lâu trong bếp, đi lại để mua sắm hoặc chơi các môn thể thao hay khiêu vũ khiến chúng ta có thể bị đau chân. Giữ sức khỏe là chìa khóa cho cuộc sống tươi đẹp. Bàn chân của con người được thiết kế đi tự nhiên trên đất cát, nhưng giờ chúng ta đang phải di chuyển trên các bề mặt cứng như vỉa hè. Đó là lí do vì sao các bệnh về chân đang ngày càng tăng.
Có ít nhất 80 dân số gặp vấn đề về chân. Trong số đó, dị tật bàn chân bẹt là phổ biến và đáng chú ý hơn cả. Nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng trong tương lai.
Dị tật bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân người bình thường sẽ có một phần lõm vào khi tiếp xúc với mặt đất. Khi không có phần lõm này thì chúng ta gọi đó là bàn chân bẹt. Mọi người đều được sinh ra với bàn chân phẳng. Chi đến khi lớn lên và tập đi, phần lõm mới hình thành.
Nguyên nhân và ảnh hưởng của chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt do tình trạng lỏng lẻo của dây chằng, cơ bắp yếu, gãy hoặc chấn thương mắt cá chân làm ảnh hưởng đến gân hoặc do tiền sử mắc bệnh của gia đình.
Chứng bàn chân bẹt khiến chân đau nhức, đau gót chân, đau đầu gối và đau lưng, viêm xương đầu khới, tạo vết chai trên chân…
Cách điều trị

Chỉnh hình: hiện nay đã có công nghệ điều chị chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên việc chỉnh hình cần dựa trên mức độ nghiêm trọng, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân. Chính vì vậy, không phải tất cả các trường hợp đều có thể sử dụng phương pháp chỉnh hình.
Giày chuyên dụng: Người có bàn chân bẹt cần sử dụng các loại giày chuyên dụng để phù hợp với bàn chân.
Tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp chân và mắt cá chân.
Duy trì cân nặng cơ thể: Duy trì cân nặng cơ thể ở mức độ phù hợp để tránh ảnh hưởng tới bàn chân.