Bệnh tiểu đường týp 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
Thường bị ảnh hưởng nhất là tế bào cơ và mô mỡ, kết quả của quá trình này được gọi là ‘kháng insulin’. Kháng insulin là vấn đề chính trong bệnh tiểu đường týp 2. Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn. Glucose là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và ruột.
Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát được mức đường trong máu. Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin bị thiếu hụt (tiểu đường týp 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ thể tiểu đường týp 2). Cả hai nguyên nhân này đều làm tăng lượng đường trong máu.
Cứ 3 giây lại có một người mắc bệnh đái tháo đường
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đương (ĐTĐ) Thế giới (IDF), cứ 24 giờ, trên thế giới lại có: 3.600 trường hợp ĐTĐ mới được chẩn đoán, 580 người bị tử vong, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người bị suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù do bệnh ĐTĐ gây nên.
Mỗi năm có 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ĐTĐ, tương đương với số người tử vong vì bệnh HIV/AIDS.
Theo GS Thái Hồng Quang – Chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bênh mãn tính và đang có nguy cơ bùng phát rất mạnh trong những năm gần đây không chỉ ở Việt Nam. Nguyên nhân chính được xác định là do hàm lượng đường rất cao trong cơm trắng. Nếu ăn thường xuyên và lười vận động, rất có thể gây ra tình trạng mù lòa, suy thận hoặc nhiễm trùng chân tay.