Bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể con bạn xử lý đường (glucose) để làm nhiên liệu. Nếu không được điều trị, chứng rối loạn này sẽ khiến đường tích tụ trong máu, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lâu dài.
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra phổ biến hơn ở người lớn. Trên thực tế, nó từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người trưởng thành. Nhưng số lượng trẻ em béo phì ngày càng tăng đã dẫn đến nhiều trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở những người trẻ tuổi hơn.
Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường loại 2 vẫn chưa được biết. Nhưng tiền sử gia đình và di truyền dường như đóng vai trò quan trọng. Điều rõ ràng là trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 2 không thể xử lý đường đúng cách.
– Vấn đề cân nặng: Những người thừa cân, đặc biệt nếu có mỡ bụng dư thừa, có nhiều khả năng bị kháng insulin, bao gồm cả trẻ em. Kháng insulin là yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường loại 2. Insulin là hormone do tuyến tụy tạo ra, hoạt động giống chìa khóa đưa đường trong máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng.
– Vấn đề hoạt động: Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì nó giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, giảm tình trạng kháng insulin. Trẻ càng hoạt động ít, nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 càng tăng.
– Vấn đề tuổi tác: Trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường được chẩn đoán ở tuổi thiếu niên. Một lý do là các hormone xuất hiện trong tuổi dậy thì khiến cơ thể khó sử dụng insulin hơn, đặc biệt là đối với các bé gái, những người có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại này hơn bé trai.
Những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em:
- Có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
- Có một hoặc nhiều điều kiện liên quan đến kháng insulin.
- Ăn thịt đỏ, thịt chế biến và uống đồ uống có đường.
- Cân nặng khi sinh thấp hoặc sinh non (trước 39 tuần trong thai kỳ).
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) chia sẻ.
Theo zing – Ảnh: T.H