2018-03-09 16:00:37
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"co-gas":"c\u00f3 gas","gay-nghien":"g\u00e2y nghi\u1ec7n","khoe":"Kh\u1ecfe","khoevadep":"khoevadep","nuoc-ngot":"n\u01b0\u1edbc ng\u1ecdt","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe","tre-em":"tr\u1ebb em"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAzLzA5LzEtMTU1Ny5qcGc.webp

Nếu muốn con khoẻ mạnh và phát triển bình thuờng thì đừng cho con uống các loại nước này thuờng xuyên.

Là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở trẻ em và cả người lớn, nước ngọt có gas còn khiến các bé phụ thuộc vào nước ngọt và dễ gặp các triệu chứng về thần kinh.

Con 5 tuổi nghiện nước ngọt

 Chị Hoàng Thị Thương trú tại Hà Đông, Hà Nội khổ sở vì cậu con trai 5 tuổi nhưng nghiện nước ngọt có gas và không có lon nước uống là bé lăn ra ăn vạ.

 Chị Thương kể vợ chồng chị bận không có thời gian chăm con và thường để bé ở nhà với bà nội. Bà nội bé hay mua quà vặt cho cháu và thường cho cháu uống nước ngọt có gas vì nghĩ tốt.

 Càng ngày, bé càng nghiện nước ngọt, ăn uống mà không có nước ngọt là bé đòi. Gia đình không dám mua nước ngọt về nhà nhưng lúc nào cũng đòi nước ngọt. Dù mới 5 tuổi nhưng bé nặng 32 kg, ở ngưỡng béo phì.

1

 

 Gần đây, chị Thương thấy con không tập trung, ban đêm ngủ khó thường có dấu hiệu vật vã. Chị cho bé đi kiểm tra thì bác sĩ hỏi ra mới biết bé nghiện nước ngọt có gas và gây ra các trạng thái kích thích thần kinh.


 Nhiều gia đình cho rằng nước ngọt đang mệt uống vào tỉnh hơn, dễ tiêu hóa và chiều con cho con uống các loại nước ngọt, đồ uống có gas nhưng trên thực tế thứ đồ uống này không tốt cho sức khỏe của trẻ.

 Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam trong nước ngọt có ga có chứa một lượng caffein nhất định. 

Với những người bình thường và chỉ uống với một lượng vừa phải, thì lượng caffein này sẽ có tác động tích cực, giúp tinh thần tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn.

Nhưng với những người nhạy cảm với caffein, trẻ nhỏ hoặc trong trường hợp tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có ga chứa caffein thì có thể gây ra trạng thái kích thích hệ thần kinh trung ương.

Quá nhiều caffein có thể gây ra các tình trạng bồn chồn lo lắng, đau bụng, đau đầu, khó tập trung, khó ngủ, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, quá nhiều caffein cũng có thể sẽ gây mất nước bởi caffein có tác dụng như một chất lợi tiểu.

Đường rỗng gây rối loạn chuyển hóa

Tại phòng khám nội tiết của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhiều trẻ đang học cấp 1, cấp 2 cũng bị tiền đái tháo đường tuyp 2, khi sàng lọc lối sống có tới 90 % các bé nghiện nước ngọt có gas, có thể uống các loại nước ngọt thay nước lọc, thay sữa.

TS Sơn cho biết phần lớn nước ngọt có gas một loại nước có thành phần đường và axit tương đối cao. Trung bình một lon nước ngọt có chứa khoảng 39g đường (tương đương 9.75 thìa cà phê đường).

Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có ga cùng một lúc sẽ làm tăng lượng đường máu, lâu dài sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.

Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ngọt có ga có thể sẽ dẫn đến thừa năng lượng, béo phì vì trong nước ngọt thường chỉ có lượng kalo rỗng.

Ngoài ra, những trẻ uống nhiều nước ngọt có ga cũng là những trẻ thường có xu hướng ít uống các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe (ví dụ sữa, nước trái cây), nên sẽ có xu hướng bị thiếu vitamin và các chất khoáng có trong những loại đồ uống có lợi này.

Lượng đường cùng với lượng axit cao trong nước ngọt có ga có thể sẽ gây tổn thương men răng, có thể dẫn đến sâu răng nếu sau khi uống nước ngọt không vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Để tránh tình trạng này, nên uống nước ngọt có ga trong bữa ăn và súc miệng sạch với nước lọc sau khi uống nước ngọt có gas.

Nước ngọt có ga cũng có chứa rất nhiều phosphor.

Cả phosphor và canxi đều là những khoáng chất rất cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, tạo năng lượng và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều nước ngọt có ga chứa phosphor có thể dẫn đến tình trạng thừa phosphor.

Thừa phospho còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các khoáng chất khác của cơ thể như sắt, canxi, magie và kẽm.

Phospho còn có thể kết hợp với canxi gây tích lũy các khoáng chất trong các bó cơ. Ngoài ra, quá nhiều phospho có thể gây ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy, xơ cứng các cơ quan và mô mềm.

Bài viết mới nhất

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...

KỲ DUYÊN CHUẨN BỊ CHO VÒNG BÁN KẾT TẠI MISS UNIVERSE

Vòng bán kết Miss Universe 2024 diễn ra từ 9h00 ngày 15.11 và tại đấu trường Arena CDMX của thủ đô Mexico. Sau 3 tuần...

Hoa hậu Thanh Thủy – Viên ngọc Việt tỏa sáng rực rỡ tại Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy đã trở thành cô gái Việt Nam đầu tiên đạt được danh hiệu cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu...