Đi chùa đầu năm và lễ cúng sao giải hạn là một tập tục tồn tại từ lâu và ngày càng phát triển tại Việt Nam. Mọi người, mọi nhà thi nhau cúng lễ dâng sao giải hạn để bớt các rủi ro, tai nạn khi gặp vận hạn sao xấu.
Vậy có đúng “sao” làm nên vận hạn con người? Giải sao có tránh được hạn, chăm đi chùa có thành “chính quả”… Nhân dịp đầu Xuân, PV đã có cuộc trao đổi với Đại đức Thích Thanh Huân, trụ trì chùa Pháp Vân (Hà Nội), Thư ký văn phòng 1, T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Theo quan niệm dân gian, mỗi người một năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Tất cả có 9 ngôi sao đó là Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hớn, Thổ Tú, Thủy Diệu. Cứ 9 năm lại luân phiên trở lại có sao tốt, sao xấu.
Nếu gặp sao xấu thì mọi người thường làm lễ dâng sao giải hạn, cầu mong giảm nhẹ vận hạn gặp phải trong năm mới, xin thần sao phù hộ độ trì cho bản thân cũng như gia đình khỏe mạnh, bình an, vạn sự tốt lành. Vậy bạn đã biết cách cúng lễ dâng sao giải hạn đầu năm như thế nào chưa? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị lễ giải hạn đầu năm thật chu đáo. Trước tiên, hãy xem chính xác ngôi sao nào chiếu mệnh mình?
Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa. Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, màu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày giờ cúng) nhưng cũng có những cái riêng.
Theo dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:
Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng
Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng
Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng
Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng
Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng
Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng
Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 hàng tháng
Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng
Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng
Việc dâng sao giải hạn và quan niệm của Phật giáo
Phong tục của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc mỗi năm theo chu kỳ đều có những kỷ niệm thiêng liêng. Ở Việt Nam, tiết xuân là thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới nên người ta nghĩ nhiều đến việc thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa, phần lớn là để cầu an, cầu lộc… số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới đức linh thiêng, tổ tiên, dòng tộc.
Phật Giáo coi tiết xuân bắt đầu từ 23 Tháng chạp và lấy một số ngày trong tháng như: 1, 14, 15, 23, 29… là ngày chay tịnh, giáo dục phật tử sống thanh đạm để tu nhân hướng thiện.
Nhiều người quan niệm, muốn đắc đạo không những chỉ đi nhiều chùa mà một số chùa như Hương Tích, Yên Tử… phải đi đủ 5 – 7 năm liên tục mới được, điều đó có đúng không, thưa Đại đức?
Đó là sự suy diễn đồn đại trong dân gian không có cơ sở. Đi vãn cảnh chùa hành hương đầu năm trong tiết cảnh xuân thiêng liêng thuần khiết mục đích là hướng con người ta tới cảnh đẹp, cái đẹp, con người hòa quyện với thế giới thiên nhiên và gần gũi nhau, bỏ qua mọi điều xấu, sống hướng thiện, làm điều tốt để có nhân quả tốt.
Việc lễ cao, cỗ đầy, đi nhiều chùa… không giúp cho trả được nghiệp báo đã gây tạo nên mà việc đắc quả, hưởng phúc là do chúng ta thực hành hàng ngày trong cuộc sống: tu tâm dưỡng tính, tránh xa các việc xấu, tạo tội tạo nghiệp… sống thanh thản, an vui.
Do đó, có tâm Phật độ, có điều kiện thì lên chùa, đi chùa vãn cảnh, còn không thì gần đâu lễ đó, lễ tại gia sao cho có tâm là được. Việc bày biện cúng lễ, đi chùa để kêu cầu hưởng lộc nhưng không có tâm thì chỉ giúp làm bận rộn mà không giải quyết việc gì.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo