Bệnh ung thư phổi hiện được xem là ” sát thủ” đứng hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư về tỉ lệ người mắc và tử vong. Các chuyên gia kiến nghị, nếu sớm kiểm tra, chẩn đoán và điều trị thì hiệu quả sẽ cao hơn. 4 nhóm nghề nghiệp sau đây có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất, tốt nhất mỗi năm nên đi khám một lần để tầm soát kịp thời.
3 dữ liệu giúp bạn hiểu được bản chất của ung thư phổi
1. Số người chết cao nhất ở Trung Quốc
Tỷ lệ sống sót của ung thư phổi phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn chẩn đoán. Do căn bệnh ung thư phổi không có triệu chứng sớm rõ ràng nên rất nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán, hầu hết đã rơi vào giai đoạn giữa hoặc cuối, bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
2. Tỷ lệ trung bình mắc ung thư phổi của Trung Quốc là 3,6%
Trong khoảng 30 năm qua, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tại Trung Quốc tăng lên đáng kể, tăng khoảng 465%. Theo tỷ lệ này, đến năm 2025, bệnh nhân ung thư phổi ở Trung Quốc sẽ vượt quá 1 triệu người, trở thành nước có số người mắc ung thư phổi cao nhất thế giới.
3. 85% ung thư phổi liên quan đến hút thuốc lá
So với người không hút thuốc, người hút thuốc đã làm tăng nguy cơ ung thư phổi 13 lần, nếu hút hơn 35 điếu thuốc mỗi thuốc mỗi ngày, nguy cơ ung thư phổi tăng lên đến 45 lần; người hút hơn 25 điếu mỗi ngày, nguy cơ ung thư phổi có tỷ lệ 250/100.000;
Người tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi tăng gấp 6 lần, trong chiến lược phòng chống ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất, kiểm soát thuốc lá là một biện pháp then chốt để ngăn ngừa ung thư phổi.
Bốn loại nghề nghiệp bệnh ung thư phổi dễ tiếp cận nhất
1. Công nhân nhà máy hóa chất
Môi trường ở trong nhà máy hóa chất rất kém, trong không khí có những hạt độc hóa học, cơ thể sau khi hít không khí độc này sẽ chuyển chúng vào vùng lông mao phổi, gây rối loạn hô hấp, theo thời gian, sẽ dẫn đến suy thoái chức năng phổi.
2. Cảnh sát giao thông
Công việc của cảnh sát giao thông phải tiếp xúc hàng ngày trên đường, sẽ phải tiếp xúc và hít vào một số lượng lớn bụi khói xe, trong số khói bụi đó (đặc biệt là khí thải cơ giới) sẽ có những chất độc có hại có thể gây ra bệnh ung thư phổi.
3. Giáo viên
Đối với những giáo viên sử dụng phấn viết bảng, hàng ngày tiếp xúc bụi phấn với tần suất lớn. Loại bụi này có tính hấp thụ rất mạnh mẽ, sau khi hít vào cơ thể, sẽ tích tụ lại ở trong phế nang và đường hô hấp và gây tắc nghẽn phổi.
4. Đầu bếp
Nhà bếp thường có điều kiện thông gió kém, hơn nữa còn có nhiều khí dầu hóa lỏng, dầu nấu ăn, khói nấu bếp và các chất có hại khác rất nhiều. Khi đứng nấu bếp, người làm bếp sẽ phải hít những loại không khí đó, dẫn đến có thể sinh ra ung thư phổi. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, nấu ăn trong nhà 1 giờ tương đương với hút một nửa điếu thuốc lá.
Lời khuyên cho những nhóm người có nguy cơ cao này là nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám vùng phổi để loại bỏ sớm các nguy cơ có thể phát sinh do yếu tố môi trường làm việc ít lành mạnh hơn so với những nghề nghiệp khác.