Theo trang Medical News Today, Donald K. Milton, giáo sư về sức khỏe môi trường tại Đại học Maryland, giải thích: “Những người bị cúm ngay cả khi không ho, và đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của bệnh, cũng có thể lan truyền vi rút sang cho người khác”.
Nhiều quan niệm cho rằng bệnh cúm lan truyền qua ho và hắt hơi từ những người bị nhiễm bệnh và do chạm vào các bề mặt bị nhiễm vi rút. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy những người bị cúm có thể lan truyền vi rút vào không khí xung quanh họ chỉ bằng cách thở.
Vì vậy, giáo sư Milton kêu gọi, khi ai đó đang bị cúm thì nên về nhà, không ở lại nơi làm việc, để tránh lây nhiễm cho người khác. Báo cáo này đăng trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Cúm, hoặc cúm, là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút gây ra. Bệnh từ nhẹ đến nặng và người bệnh có thể nhập viện và thậm chí tử vong. Những người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do cúm bao gồm trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có các tình trạng bệnh như ung thư, HIV/AIDS, bệnh tim, đột qụy, hen suyễn và tiểu đường.
Trung tâm Kiểm soát và Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên phải cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tiêm phòng cúm mỗi năm để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm theo mùa.
Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã đánh giá vi rút cúm ở 142 người đã được xác nhận mắc bệnh cúm. Họ lấy mẫu từ mỗi người tham gia trong 3 ngày đầu tiên sau khi các triệu chứng xuất hiện. Các nhà nghiên cứu ghi nhận hít thở bình thường là một đóng góp đáng kể cho việc phát tán vi khuẩn cúm bằng cách hít hơi thở.
Phát hiện cho thấy các trường hợp cúm đã làm ô nhiễm không khí xung quanh bằng các loại vi rút truyền nhiễm chỉ bằng cách thở, không cần phải ho hoặc nhảy mũi. Giáo sư Donald K. Milton tin rằng việc cải thiện không khí có thể cải thiện hiệu quả của phòng cúm và dịch bệnh. Kết quả cũng cho thấy việc cải thiện thông khí trong các văn phòng, trường học và các nơi công cộng khác cũng có thể giúp làm giảm sự lây lan của cúm.