Hàng ngàn năm nay, công dụng của tỏi không chỉ bó hẹp ở không gian bếp núc mà còn có khả năng vươn xa hơn trong việc phòng và chữa bệnh. Dưới đây là một số lợi ích mà tỏi đem lại cho sức khỏe con người khi mắc bệnh:
Ngăn ngừa đông máu
Ăn tỏi sống thúc đẩy quá trình sản xuất nitric oxide trong máu, làm tan máu đông, hỗ trợ cho việc giãn nở mạch máu.
Giảm cholesterol
Cholesterol gồm hai loại: HDL tốt cho sức khỏe và LDL gây hại cho máu. Allicin trong tỏi tốt cho máu và tim mạch vì nó ngăn chặn lượng LDL tăng, giúp giảm cholesterol. Bạn nên tiêu thụ nhiều tỏi dưới dạng sống hoặc chín khoảng 3-4 lần/ tuần để cơ thể thêm khỏe mạnh.
Phòng chống ung thư
Tính chất chống ung thư tự nhiên của tỏi được chứng minh là tốt cho hệ miễn dịch. Nó có khả năng ngăn chặn nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Ngoài ra, loại củ này còn có thể tiêu diệt các tết bào ung thư trong cơ thể.
Chống nhiễm trùng
Vitamin C, B6, allicin, kali, canxi, selen, magiê và flavonoid trong tỏi chống nhiễm trùng rất tốt. Các chất này còn tiêu diệt vi khuẩn, virut, tế bào nấm candida hiệu quả.
– Cường dương: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi là “cộng sự” đắc lực cho những người bị nhược dương. Thuyết nhà Phật không cho ăn tỏi và điều này đã được các nhà khoa học giải thích rằng ăn tỏi sẽ làm tăng sự ham muốn tình dục.
Theo các nhà khoa học, muốn có sự cương cứng thì phải cần đến một loại men (enzyme) gọi là nitric oxide synthase. Những hợp chất có trong tỏi sẽ giúp sản sinh ra loại men này.
– Thai nghén: Theo những nghiên cứu của các bác sĩ tại Bệnh viện London (Anh) thì tỏi có tác dụng tăng trọng cho những thai nhi không may thiếu cân. Tỏi cũng giúp giảm thiểu những rủi ro khác trong thai kỳ, như tiền sản giật (vốn có liên hệ với chứng cao huyết áp).
Cho dù ăn sống hay nấu chín thì tỏi vẫn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Để hưởng lợi tối đa từ tỏi, cần bỏ công một chút để đâm hoặc bằm nhuyễn chúng khi chế biến thức ăn.