2017-02-02 17:55:00
{"trac-nghiem":"Tr\u1eafc Nghi\u1ec7m"}
{"di-chua":"\u0111i ch\u00f9a","le-chua":"l\u1ec5 ch\u00f9a","nen-cau":"n\u00ean c\u1ea7u","nhung-dieu-khong-nen-cau-khi-di-chua":"nh\u1eefng \u0111i\u1ec1u kh\u00f4ng n\u00ean c\u1ea7u khi \u0111i ch\u00f9a"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzAyLzAyLzctZGlldS1raG9uZy1uZW4tY2F1LWNoby1iYW4tdGhhbi1raGktZGktbGUtY2h1YS1uZ2F5LXRldC0yMjExMDItMTUyMTU1Ny1kaWV1LWtob25nLW5lbi1jYXUtY2hvLWJhbi10aGFuLWtoaS1kaS1sZS1jaHVhLW5nYXktdGV0LmpwZw.webp

7 điều không nên cầu cho bản thân khi đi lễ chùa ngày Tết

Đi chùa đầu năm đã trở thành một phong tục đẹp của người Việt từ bao đời nay, nhưng có những điều đặc biệt không nên cầu mà ai cũng nên biết.

Cầu sức khỏe cho bản thân

Khi đi chùa có thể cầu sức khỏe bình an cho gia đình, bạn bè… nhưng không nên cầu riêng cho mình. Không bệnh tật gì lòng tham sẽ dễ phát sinh.

Cầu lợi ích cho bản thân

Nếu việc gì cũng cầu phần lợi cho mình, phần thiệt cho kẻ khác thì sẽ đánh mất Đạo của một người tốt. Hãy luôn tâm niệm không tranh giành, không vụ lợi bản thân để làm kim chỉ nam cho việc tu luyện và giữ đức hạnh của chính mình.

Cầu không được gặp khó khăn


Chớ nên cầu cho bản thân không gặp khó khăn, vì có khó khăn con người mới trở nên kiên cường được.

di-chua

Cầu giải được oan khuất

Bị người khác hiểu lầm đừng nhất quyết phải giải thích cho rõ ràng, vì càng giải thích càng sa vào tranh cãi, tranh chấp sinh oán hận. Người khác la mắng, chửi bới chính là trợ hạnh cho mình. Chỉ cần nhượng bộ, nhẫn nhịn thì công đức vẹn toàn.

Cầu thuộn buồm xuôi gió

Mọi sự thuận buồm xuôi gió sẽ khiến bản thân bị phụ thuộc và không thể tự mình vượt qua nghịch cảnh. Hơn nữa, người luôn cầu viện người khác thì sẽ sống trong tâm lý luôn mang ơn, mang khổ chứ không tự do tự tại được.

Cầu minh bạch

Oan ức chớ nên cầu minh bạch, nhẫn nhục chịu đựng thì công đức mới vẹn toàn. Người khác la mắng, chửi bới chính là trợ hạnh cho mình. Chỉ cần nhượng bộ, nhẫn nhịn thì công đức vẹn toàn.

Cầu giúp người để được báo đáp

Không nên giúp người khác chỉ vì mong muốn họ báo đáp mình vì như thế, tâm đức giúp đời giúp người đã bị vấy bẩn. Có ý muốn người khác hồi đáp thì việc thiện không còn mang đúng ý nghĩa. Chỉ có buông bỏ sự được-mất thế gian mới có thể an nhiên tự tại.

Nên cầu gì khi đi lễ Phật?

Người xưa đến lễ Phật là mang theo cái tâm kính ngưỡng Phật, mong muốn chiểu theo những gì Phật dạy mà làm. Người mộ Đạo đến cầu chân lý, bày tỏ cái tâm không sợ khó, không sợ khổ, chỉ một lòng mong được đắc độ.

Người bình thường cũng nhân dịp lễ Phật mà ăn năn trước những tội lỗi của mình, và cầu xin có cơ hội được hoàn trả sai trái, làm việc tốt, hành thiện giúp đời, cần có tâm cầu Đạo và sám hối ăn năn, thực sự tôn kính Thần Phật trong hành vi, cử chỉ, ăn uống hàng ngày.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...