2016-12-31 15:55:00
{"trac-nghiem":"Tr\u1eafc Nghi\u1ec7m"}
{"khong-tu":"Kh\u1ed5ng T\u1eed","nguoi-nhan-duc-vui-voi-nui":"Ng\u01b0\u1eddi nh\u00e2n \u0111\u1ee9c vui v\u1edbi n\u00fai","nguoi-tri-tue":"ng\u01b0\u1eddi tr\u00ed tu\u1ec7","nguoi-tri-tue-vui-voi-nuoc":"ng\u01b0\u1eddi tr\u00ed tu\u1ec7 vui v\u1edbi n\u01b0\u1edbc"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzEyLzMxL3RhaS1zYW8ta2hvbmctdHUtbm9pLW5ndW9pLW5oYW4tZHVjLXZ1aS12b2ktbnVpLW5ndW9pLXRyaS10dWUtdnVpLXZvaS1udW9jLTExMjk0Ni0xMzQ2NTl0YWktc2FvLWtob25nLXR1LW5vaS1uZ3VvaS1uaGFuLWR1Yy12dWktdm9pLW51aS1uZ3VvaS10cmktdHVlLXZ1aS12b2ktbnVvYy5qcGc.webp

Tại sao Khổng Tử nói: ‘Người nhân đức vui với núi, người trí tuệ vui với nước’

Thi tiên Lý Bạch viết cả chục ngàn bài thơ, người sau tìm lại ngót nghét chưa tới ngàn. Hầu như bài nào cũng là tuyệt tác. Đời một thi nhân chỉ cần để lại 20 chữ như thế này thôi cũng đã thành bất tử.

Một lần nọ, Khổng Tử nói với học sinh của mình:

“Người thông minh thì yêu thích nước, người nhân đức thì yêu thích núi. Người thông minh tính cách cũng hoạt bát giống như nước, người nhân đức cũng an tĩnh giống như núi. Người thông minh sống vui sướng, người nhân đức được trường thọ”.

Tử Trương hỏi Khổng Tử: “Tại sao người nhân đức lại vui thích khi nhìn thấy núi?”.

khong-tu

Khổng Tử đáp:

“Núi thì cao lớn nguy nga. Tại sao người nhân đức vui khi nhìn thấy nó vậy? Đó là bởi vì trên núi cỏ cây sum suê, chim thú từng bầy, những thứ mọi người cần thiết đều từ núi sản xuất ra, hơn nữa lấy mãi không cùng, dùng mãi không hết, vậy mà nó không lấy lại của người ta thứ gì, người bốn phương lên núi tìm kiếm những gì họ cần, núi đều khảng khái ban cho.


Núi còn dấy lên sấm gió, làm ra mây mưa để quán thông trời đất, khiến hai khí âm dương được điều hòa, nhỏ sương ngọt ban ân huệ cho vạn vật, vạn vật vì thế có thể sinh trưởng, nhân dân vì thế được no ấm. Đây chính là nguyên nhân vì sao người nhân đức vui khi nhìn thấy núi”.

Tử Cống hỏi: “Tại sao người trí tuệ vui khi nhìn thấy nước?”.

khong-tu.01

Khổng Tử trả lời:

“Nước, nó tự nhiên. Giống như đức tốt của con người, nó chảy từ cao xuống thấp, uốn lượn quanh co nhưng lại có phương hướng nhất định; nó giống như chính nghĩa, mãnh liệt mênh mông không bờ bến, cho dù rơi xuống vực sâu muôn trượng cũng không chút sợ hãi. Nó mềm mỏng, nhưng không có gì không thấu suốt, vạn vật nhập vào xuất ra nó mà biến thành tinh khiết tươi mới, giống như giỏi việc giáo dục và cảm hóa, đây chẳng phải là phẩm cách của người trí tuệ sao?”.

“Người nhân đức vui với núi, người trí tuệ vui với nước” (Nhân giả nhạc sơn, trí giả nhạc thủy) là luận thuật kinh điển của nhà Nho trong văn hóa Thần truyền.

Người xưa lấy sự “cho đi và không cầu đáp trả” tượng trưng cho đức hạnh của người nhân đức. Lấy sự “mềm mỏng nhưng không gì không thấu suốt” tượng trưng cho phẩm cách của người trí tuệ.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...