2016-11-15 17:58:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dinh-huong-cuoc-doi":"\u0111\u1ecbnh h\u01b0\u1edbng cu\u1ed9c \u0111\u1eddi","giao-duc":"gi\u00e1o d\u1ee5c","lam-gi-de-hoc-gioi":"l\u00e0m g\u00ec \u0111\u1ec3 h\u1ecdc gi\u1ecfi","sinh-vien":"sinh vi\u00ean","sinh-vien-kem":"sinh vi\u00ean k\u00e9m","tai-sao-hoc-kem":"t\u1ea1i sao h\u1ecdc k\u00e9m","thieu-tu-tin":"thi\u1ebfu t\u1ef1 tin","vi-sao-toi-hoc-kem":"v\u00ec sao t\u00f4i h\u1ecdc k\u00e9m"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvaHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE2LzExLzE1L2RpZXUtbmh1bmctc2luaC12aWVuLW5heS1jYW4tMTQ0ODAzLmpwZw.webp

Sino viên cần cải thiện những gì để có được thành công?

Một bài viết chia sẻ về nguyên nhân tại sao sinh viên kém của Giáo sư John Vu: Có phải là do họ không đủ thông mình hoặc thiếu kỹ năng như chúng ta vẫn nhầm tưởng trước đây?

Trong nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng có ba kiểu sinh viên: Sinh viên học tốt (tức là bạn không cần chú ý tới họ vì họ tự giác), sinh viên học trung bình nhưng làm việc chăm chỉ (tức là bạn chỉ cần khuyến khích họ thì họ sẽ học tốt vì làm việc chăm chỉ) và sinh viên học kém vì đa dạng lí do (tức là bạn cần dành nhiều thời gian hơn để giúp họ để cho họ có thể học tốt).

Trong số các sinh viên đang học kém, một số không có động cơ học tập, nhiều người không có đường hướng hay mục đích, và ít người thậm chí không chăm lo tới giáo dục. Đây là những sinh viên sẽ làm cho mọi giáo sư thất vọng vì hiệu năng thấp của họ và đôi khi cả thái độ xấu. Làm sao bạn động viên được họ? Làm sao bạn làm cho họ học?

Phần lớn các giáo sư đại học đều bận rộn với hoạt động dạy, cho nên họ bỏ qua những sinh viên này. Một số người bảo tôi rằng nếu sinh viên không muốn học, đó là vấn đề của họ vì họ sẽ trượt và bỏ trường. Tôi không đồng ý với kết luận này.

Tips-for-Coping-with-College-Exam-Stress-Picture-1

 Sinh viên học kém không phải vì họ không muốn học.

Trong vài năm dạy đầu tiên, tôi sẽ gọi các sinh viên này tới văn phòng của mình và cho họ lời cảnh báo nghiêm khắc như: “Em đang làm phí thời gian của em và tiền bạc của gia đình em. Em không có tương lai nếu em tiếp tục theo cách này.” Hay “Em đã bao giờ nghĩ về tương lai của em hay cuộc đời em không?”

Một số sinh viên cảm thấy tồi tệ và xin lỗi, nhưng hành vi của họ không thay đổi. Sau vài ngày, họ lại hành xử như trước. Sau nhiều nỗ lực thất bại, tôi biết rằng cảnh báo không có tác dụng cho nên tôi thử cách tiếp cận khác.


Tôi muốn biết cái gì có thể làm cho các sinh viên này quan tâm; kể cả điều đó nghĩa là giao cho họ phân công việc khác. Tôi hỏi họ “Cái gì sẽ làm cho bài giảng này thú vị hơn cho các em?” “Có cái gì mà thầy có thể làm cho các em để động viên các em học hết sức không?”

Dựa trên nhiều đối thoại với những sinh viên này, tôi biết rằng lí do chính họ học kém vì họ không tự tin. Đây là những sinh viên đã bị các giáo sư khác bỏ qua trong nhiều năm. Một số người được phép chuyển từ lớp này sang lớp khác mà không có hướng dẫn nào. Phần lớn trong họ cũng tin rằng họ không thể học được cái gì. Một số người bảo tôi: “Em chỉ cần đủ điểm để qua kì thi.” Hay “Em không giỏi về toán.” “Em không đủ sức để học lớp của thầy.”

thich ban gai

 Không tự tin mới là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả kém.

Những sinh viên này cần ai đó người tin ở họ vì không có nỗ lực nào họ sẽ bỏ trường mà không có kĩ năng và không tương lai. Nếu họ không khớp với lớp học chính qui, họ cần học trong môi trường khác với hướng dẫn đặc biệt, không phải lời khuyên mơ hồ kiểu như “làm việc chăm chỉ,” hay “chuyên cần vào.”

Sau khi gặp nhiều người trong số họ, và hiểu vấn đề của họ, tôi cho họ danh sách các việc đặc biệt cần làm và bảo họ “Đây là điều em cần làm tuần này. Sau khi hoàn thành, em phải tới gặp thầy và chỉ cho thầy cách em làm nó.” Tất nhiên, một số sinh viên có tuân theo lời khuyên này, nhưng nhiều người bỏ lớp của tôi, và tôi không bao giờ gặp lại họ.

Tôi biết không dễ làm cho họ tuân theo cách tiếp cận này; nó có thể là điều gay go nhất họ phải làm để qua được môn của tôi. Nhưng giải pháp của tôi không là về làm cho họ học hay phát triển kĩ năng của họ mà giúp họ thu lại tự tin. Nhiều vấn đề tôi đã phân công là đơn giản cho nên họ có thể làm chúng và nhận phản hồi về tiến bộ của họ, điều họ cần. Khi họ làm tốt, tôi ca ngợi họ: “Em làm tiến bộ tốt ở đây rồi. Thầy biết em có thể làm được nó.” Hay “Điều đó không khó, phải không? Thầy biết em có thể giải được điều này.”

Sau vài tuần, nhiều sinh viên bắt đầu chú ý nhiều hơn tới phân công bài, và họ đã hăng hái tới văn phòng của tôi để chỉ cho tôi điều họ đã làm. Chỉ mất vài tháng cho họ thu lại tin tưởng và cuối cùng nhiều người có thể học tốt trong lớp.

Sau nhiều năm giúp cho những sinh viên này, tôi có thể kết luận rằng sinh viên đang học kém KHÔNG PHẢI bởi vì họ không có kĩ năng mà bởi vì họ không tự tin. Có nhiều lí do, nhưng lí do có thể nhất là trường trung học của họ đã không dạy họ nền tảng đủ tốt để thành công ở đại học.

Nhiều sinh viên không nhận được lời khuyên tốt để lập kế hoạch nghề nghiệp của họ và chuẩn bị cho đại học. Họ cần hướng dẫn rõ ràng về kĩ năng nào họ đã không có và cái gì họ cần để phát triển chúng. Tôi tin rằng “môn học phụ đạo” được thiết kế cho những sinh viên này ở năm đầu đại học là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

Ngay cả những sinh viên học tốt ở trung học và thi đỗ các kĩ thi để vào đại học nhưng không phải tất cả họ đều sẵn sàng cho đại học. Họ cần giúp đỡ để thu được tự tin và hướng dẫn để phát triển kĩ năng họ cần để thành công ở đại học. Nhiều sinh viên đang học kém vì họ không sẵn sàng. Họ tham dự lớp nhưng không thể bắt kịp với những người khác. Họ thất vọng, lo lắng, sợ hãi, muốn bỏ trường vì họ tin rằng họ sẽ không bao giờ thành công.

Những sinh viên này cần hướng dẫn của giáo sư và thời gian để thu lấy tin tưởng. Trong nỗ lực giúp đỡ, các giáo sư cần cung cấp phản hồi tích cực hơn, nhiều giải thích hơn, nhiều ví dụ hơn, nhiều chứng minh hơn, và nhiều giám sát hơn vì sứ mệnh của chúng ta không chỉ là dạy mà còn phải chắc rằng sinh viên của chúng ta sẽ thành công.

12991054_214450678946059_8800290180602601678_n

 Giáo sư John Vu.

Giáo sư John Vũ – Nguyên Phong, là một nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ, đứng trong Top 10 người sáng tạo nhất thế giới (mà đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs). Ông chính là người dịch tác phẩm nổi tiếng Hành trình về Phương Đông, một trong những tác phẩm hay nhất về phương Đông từ trước đến nay. Giáo sư John Vũ cũng là một người rất quan tâm đến khoa học công nghệ, với trên 10.000 bài viết đã được đăng trên blog Science-Tecnology.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...