Nắm bắt dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị kịp thời.
Nắm bắt dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị kịp thời. Ảnh: Shutterstock.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), trong năm nay, ước tính có khoảng 80.550 người (44.880 nam và 35.670 nữ) được chẩn đoán mắc u lympho không Hodgkin (NHL), hơn 20.000 người sẽ chết vì căn bệnh này. NHL là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Số lượng ca mắc đang trong tình trạng đáng báo động. ACS cho biết: “Kể từ năm 2015, người mắc NHL đã giảm khoảng 1% mỗi năm. Từ năm 2011-2020, con số này giảm 2% mỗi năm”.
Y học đã có phương pháp điều trị thành công ung thư hạch bạch huyết. Theo nhà huyết học Azra Borogovac, Trung tâm Ung thư Quỹ Lennar City of Hope Orange County, Irvine, California, trong hầu hết trường hợp, bệnh nhân ung thư hạch có thể được chữa khỏi. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân mắc ung thư hạch không Hodgkin và hạch Hodgkin lần lượt lên đến 71%, 86%.
Ung thư hạch bạch huyết rất nghiêm trọng, đòi hỏi bác sĩ chữa trị phải chuyên môn tốt. Tiến sĩ Borogovac nói: “Nếu bạn mắc căn bệnh này, hãy tìm chuyên gia chuyên về ung thư hạch. Họ có thể cung cấp các phương pháp điều trị mới nhất và hiệu quả nhất để giúp bạn đạt được kết quả khả quan”.
Hệ thống miễn dịch giúp bạn chống lại ung thư, tuy nhiên với ung thư hạch, tình hình ngược lại. Ảnh: Shutterstock.
Những điều cần biết về ung thư hạch bạch huyết
Tiến sĩ Borogovac chia sẻ hàng chục bệnh ung thư bắt đầu từ một phần của hệ thống miễn dịch, mạng lưới chống nhiễm trùng của cơ thể được gọi là hệ bạch huyết. Hệ thống mô, cơ quan và mạch này được tạo thành từ các cơ quan có kích thước bằng hạt đậu được gọi là nốt sần. Đây là nơi các tế bào bạch cầu tụ lại, được kết nối bởi các mạch. Chúng tăng sinh mất kiểm soát dẫn đến ung thư. Những tế bào ung thư có thể lan nhanh ra khắp các bộ phận.
Hai loại chính là ung thư hạch Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin. Trên thực tế, số lượng người mắc NHL chiếm đến 90% trong tổng số người mắc ung thư hạch bạch huyết. Hệ thống miễn dịch giúp bạn chống lại ung thư, tuy nhiên với ung thư hạch, tình hình ngược lại. Các trung tâm ung thư tiên tiến đang tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Ung thư hạch bạch huyết thường có khả năng điều trị cao nhờ nghiên cứu đột phá.
Ung thư hạch bạch huyết xuất hiện trên cơ thể
Theo tiến sĩ Borogovac, u lympho bắt đầu ở các mô và cơ quan sản xuất, lưu trữ và vận chuyển các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Một số loại ung thư hạch không Hodgkin phát triển chậm, trong khi những loại khác phát triển nhanh hơn (được gọi là u lympho có độ ác tính cao). Đôi khi, một số ung thư hạch thay đổi từ loại phát triển chậm thành loại phát triển nhanh hơn.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết u hạch bạch huyết có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể có mô bạch huyết. Các vị trí chính của mô bạch huyết là:
– Các hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết là tập hợp các tế bào lympho có kích thước bằng hạt đậu và các tế bào hệ thống miễn dịch khác trên khắp cơ thể, bao gồm bên trong ngực, bụng và xương chậu. Chúng được kết nối bởi hệ thống mạch bạch huyết.
– Lá lách: Lá lách là một cơ quan nằm dưới xương sườn bên trái. Lá lách tạo ra các tế bào lympho và các tế bào hệ thống miễn dịch khác. Nó cũng lưu trữ các tế bào máu khỏe mạnh và lọc các tế bào máu, vi khuẩn cùng chất thải tế bào bị hỏng.
– Tủy xương: Tủy xương là mô xốp bên trong một số xương. Đây là nơi các tế bào máu mới (bao gồm một số tế bào lympho) được tạo ra.
– Tuyến ức: Tuyến ức là một cơ quan nhỏ phía sau trên xương ức và phía trước tim. Nó rất quan trọng trong sự phát triển của tế bào lympho T.
– Adenoids và amidan: Đây là những tập hợp mô bạch huyết ở phía sau cổ họng. Chúng giúp tạo kháng thể chống lại vi trùng được hít vào hoặc nuốt phải.
– Đường tiêu hóa: Dạ dày, ruột và nhiều cơ quan khác cũng có mô bạch huyết.
Người trong độ tuổi 15-39 tuổi và trên 75 tuổi có nhiều nguy cơ mắc ung thư hạch Hodgkin hơn các độ tuổi khác. Ảnh: Shutterstock.
Những người có nguy cơ
Tiến sĩ Borogovac nói: “Những người trong độ tuổi 15-39 tuổi và trên 75 tuổi có nguy cơ mắc ung thư hạch Hodgkin hơn các độ tuổi khác. U lympho không Hodgkin có thể ảnh hưởng đến nhiều nhóm tuổi khác nhau. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư càng lớn. Trên thực tế, nữ giới thường mắc những loại ung thư phổ biến hơn, nhưng nam giới lại dễ mắc ung thư hơn”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết người da trắng có nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin cao hơn người da đen, nam giới có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới. Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra đầy đủ nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết. Dưới đây là những phát hiện chính:
– Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có nguy cơ phát triển ung thư hạch cao hơn nhiều.
– Các loại virus như bạch huyết tế bào T ở người và virus Epstein Barr (EBV)cũng liên quan đến một số loại ung thư hạch.
– Những người tiếp xúc với bức xạ i-on hóa ở mức độ cao có nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin cao hơn.
– Người có người thân mắc ung thư hạch Hodgkin sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
– Một số nghiên cứu cho thấy các thành phần cụ thể trong thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể liên quan đến ung thư hạch, nhưng các nhà khoa học không biết lượng chính xác dẫn đến nguy cơ mắc ung thư hạch.
Dấu hiệu ung thư hạch
Tiến sĩ Borogovac nói với chúng tôi: “Thông thường, ung thư hạch không có dấu hiệu cảnh báo sớm. Triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn sau. Các triệu chứng có phạm vi rộng. Chúng bao gồm sưng hoặc u ở xuất hiện u ở tuyến bạch huyết, bụng sưng to, đổ mồ hôi bất thường, mệt mỏi, sốt, chán ăn, sụt cân hoặc phát ban. Những triệu chứng này rất phổ biến, bạn nên đi khám bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang gặp phải 2 triệu chứng trở lên”.
CDC cho biết các triệu chứng của ung thư hạch Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin bao gồm sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở phần cơ thể nơi ung thư hạch bắt đầu phát triển. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, đổ mồ hôi ban đêm, cảm thấy mệt mỏi và sụt cân. Những triệu chứng này cũng có thể đến từ các điều kiện khác. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong đó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Bệnh nhân mắc ung thư hạch cảm thấy như thế nào?
Tiến sĩ Borogovac thông tin triệu chứng đáng chú ý nhất là khối u ở các tuyến bạch huyết (cổ, nách và bẹn). Những cục u này có cảm giác như cao su và thường không đau. Ngoài ra, những người mắc bệnh ung thư hạch có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
ACS cho biết: “Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, bạn sẽ thấy xuất hiện khối u ở cổ, dưới cánh tay hoặc ở bẹn. Nó thường không đau nhưng có thể trở nên đau sau khi bạn uống rượu. Khối u có thể trở nên to hơn theo thời gian hoặc các khối u mới có thể xuất hiện gần nó hoặc thậm chí ở các bộ phận khác của cơ thể”.
Ung thư hạch bạch huyết không phải là nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch bạch huyết. Hầu hết hạch bạch huyết phình to ra ở trẻ em do nhiễm trùng. Các hạch bạch huyết phát triển do nhiễm trùng được gọi là hạch phản ứng hoặc hạch tăng sản. Chúng thường đau khi chạm vào. Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng, hạch sẽ trở lại kích thước bình thường sau khi hết nhiễm trùng.
Theo Thu Hương (zing) – Ảnh: T.H