Bài tập vỗ cánh tay giúp chữa 7 loại bệnh
Theo Đông y, cánh tay có nhiều huyệt, kinh mạch được kết nối với nội tạng.
Vỗ cánh tay sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, giải độc dạ dày, tăng cường chức năng phổi, hệ miễn dịch, dưỡng da, làm đẹp, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, giảm ho, đau họng.
Trên cánh tay có những kinh mạch kết nối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là nhạy cảm với đại tràng. Khi các kinh mạch trên tay được vỗ hàng ngày, chúng kích hoạt đại tràng và cũng có tác dụng đối với chức năng của phổi.
Từ đó, phổi sẽ được thúc đẩy nhanh hơn quá trình thải độc, những chất độc được tích tụ một thời gian dài trong phổi sẽ được đào thải ra ngoài nhanh chóng.
Đặc biệt trên cánh tay có huyệt Khúc trì ở đường rãnh gấp khuỷu tay sẽ giúp hạ đường huyết, hạ lipid máu, hạ huyết áp nếu được vỗ, đập hàng ngày và nhấn mạnh vào đúng huyệt.
Để thực hiện động tác này, bạn chỉ cần xòe bàn tay hoặc nắm lại, sau đó vỗ nhẹ từ bàn tay đến phần vai trên cổ. Thực hiện động tác từ 5-10 phút mỗi ngày. Nếu rảnh, bạn có thể tập nhiều hơn.
Động tác chim yến bay chữa đau lưng, thoát vị đĩa đệm không cần uống thuốc
Đĩa đệm là phần kết nối giữa các khớp xương, gồm các sụn và dây chằng kết nối nhịp nhàng với nhau.
Chức năng của đĩa đệm giúp kết nối linh hoạt các bộ phận và vận hành mềm mại, trơn tru. Khi xương hay đĩa đệm phát bệnh, nếu cố gắng uống thuốc, nó chỉ giúp giảm nhẹ các biểu hiện đau bên ngoài như tác dụng của thuốc giảm đau.
Cách tốt nhất là luyện tập các cơ bắp và dây chằng xung quanh đĩa, để sắp xếp lại và củng cố cho đĩa đệm từng bước trở lại vị trí ban đầu. Động tác chim yến bay có thể giúp bạn làm được điều đó.
Bạn có thể thực hiện động tác này theo 2 tư thế: chim yến bay đứng và chim yến bay nằm.
Với chim yến bay đứng, bạn cần giữ cơ thể ở tư thế đứng, dựa bụng vào tường, vai mở rộng ra phía sau, lòng bàn tay hướng vào nhanh hoặc đều hướng ra sau.
Đầu ngửa ra sau, chân và tay hướng về phía sau lưng để cho vùng bụng căng hình vòng cung như hình minh họa.
Với tư thế chim yến bay nằm, bạn nằm trên thảm. Bụng úp xuống mặt thảm, giơ cánh tay về phía sau lưng, cánh tay giơ cao dần lên theo khả năng.
Mỗi ngày một tăng độ khó lên. Khi giơ tay đồng thời ngóc đầu lên cao, càng uốn cong người thì càng tác động đến vùng xương lưng.
Úp mặt vào tường tốt cho xương khớp, thận, bàng quang và chữa bệnh phụ khoa
Động tác Face the wall squat Technique, được miêu tả là động tác úp mặt vào tường, ngồi xuống đứng lên, có nơi còn gọi là động tác ngồi xổm, gọi tắt là “úp mặt vào tường”.
Khi đứng lên ngồi xuống một cách liên tục và đều đặn, kết hợp với việc hít vào thở ra đúng nhịp và thư giãn tốt sẽ khiến cho hệ xương khớp hoạt động nhịp nhàng, kéo dài cột sống, điều chỉnh cột sống, thoát vị đĩa đệm và cải thiện chức năng xương.
Lưng là phần đặc biệt quan trọng trên cơ thể, sống lưng không thẳng là nguồn căn của nhiều loại bệnh. Những vùng khác nhau trên đốt sống lưng có bệnh, sẽ đồng thời tác động đến những bộ phận khác, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng gấp đôi.
Do đó, động tác úp mặt vào tường sẽ duy trì lưng thẳng, chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh phụ khoa, giúp khỏe thận, bàng quang.
Để thực hiện động tác này, bạn chỉ cần đứng úp mặt vào tường, hai chân khép lại gần nhau, tư thế thả lỏng thoải mái. Sau đó từ từ ngồi xuống, ở tư thế ngồi xổm, rồi từ từ đứng lên, lúc mới tập có thể chống tay vào đầu gối.
Dựa chân vào tường
Động tác dựa chân vào tường có tên Legs Up the Wall từng lan tỏa khắp châu Á, châu Âu và trên toàn thế giới, được chị em háo hức đón nhận vì những tác dụng tuyệt vời của nó mang lại.
Bài tập giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu, cực tốt cho người mắc chứng chân to, đùi to, phù nề, người ngồi nhiều, sẽ giúp chân săn chắc, thon gọn.
Thông qua việc giơ chân, huyết áp sẽ giảm xuống, thúc đẩy sự lưu thông của dịch cơ thể. Bên cạnh đó, động tác này còn giúp dồn tâm trí tập trung vào hơi thở, giúp tiết chế nóng giận.
Để thực hiện động tác này, bạn cần nằm hướng mặt vào tường, giơ chân lên cao giống như trồng cây chuối phần chi dưới, từ mông đến gót chân dựa sát chạm tường.
Người có cơ thể cứng không uốn thẳng chân được thì có thể dùng thêm chiếc gối kê vào mông hoặc để mông cách ra một chút so với chân tường.
Kiễng gót chân giúp dưỡng tim, ngăn ngừa đột quỵ
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) khẳng định, lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nói cách khác, mỗi vị trí trên cơ thể đều liên quan đến lòng bàn chân.
Do đó, xoa bóp bàn chân đúng cách có thể giúp bạn cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp, ngăn chặn đau chân khi có chấn thương khu vực này và cả chuyện tăng cường ham muốn tình dục…
Hành động kiễng gót chân cũng chính là một hình thức massage chân.
Động tác này giúp dưỡng thận, dưỡng tinh, giảm táo bón, trĩ, bí tiểu, tiểu không hết, làm não khỏe mạnh, tỉnh táo hơn, giảm stress, ngăn ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim, cải thiện phù nề, lưu thông máu, đồng thời làm nhỏ đôi chân…
Để thực hiện động tác này, bạn cần dùng lực kiễng chân cao hết sức có thể, sau đó thả lỏng và hạ xuống. Trọng lực cơ thể dồn vào ngón chân khi kiễng cao. Thực hiện lặp lại khoảng 20-30 cái/lần tập, tập 7 lần mỗi ngày.
Động tác con bướm chữa bệnh phụ khoa ở nữ, yếu thận ở nam
Bạn chỉ cần ngồi lên một vị trí bằng phẳng, có thể trải tấm lót hoặc ngay trên giường, trên sàn nhà. Hai gan bàn chân chạm vào nhau, hai tay cầm lấy đầu ngón chân, đầu gối giơ lên hạ xuống.
Thực hiện động tác mô phỏng giống hệt con bướm đang vỗ cánh, cố gắng mở rộng xương chậu, hai đầu gối càng gần chạm đất càng tốt. Lưng thẳng, vai thả lỏng.
Thực hiện động tác này sẽ giúp giảm bớt tắc nghẽn vùng chậu và sức khỏe cơ quan vùng chậu; thư giãn, giảm đau các khớp đầu gối, khớp hông, lưng, xương sống; chỉnh sửa dáng vóc, giúp lưng thẳng, dáng mềm mại; thư giãn các dây thần kinh và cảm xúc; giúp đảm bảo sức khỏe của hệ thống sinh dục (tuyến tiền liệt, buồng trứng, cơ quan sinh dục nam và thận); điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt; làm mềm các khớp và cải thiện việc đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát hơn.