1) Dễ ăn đồ ăn kém lành mạnh
Nếu không thể đứng dậy, bạn sẽ ăn những thứ gần chỗ ngồi hoặc có thể được giao đến tay, thường là những thực phẩm ít lành mạnh.
Ngoài ra nếu phải ngồi cả ngày, bạn sẽ tìm kiếm những thứ cung cấp nhiều đường để có năng lượng.
2) Tích mỡ ở tim
Các cơ đốt cháy ít mỡ hơn vì bạn ít hoạt động hơn. Do tăng axit béo và cholesterol trong mỡ tới tim, nên nguy cơ bị đau tim sẽ tăng lên.
Cho dù có đến phòng tập bốn lần một tuần cũng không hoàn toàn bù đắp được những tổn hại của việc ngồi ít nhất 6 giờ một ngày. Bạn vẫn sẽ có nguy cơ cao bị đau tim.
3) Hình thành tính kháng insulin nguy hiểm
Những người ngồi 6 giờ mỗi ngày ít nhạy cảm với insulin hơn.
Kháng insulin là mấu chốt của đái tháo đường týp 2, được kích hoạt lối sống ít vận động và béo phì – nhưng ngay cả những nhân viên bàn giấy có vẻ khỏe mạnh cũng có nguy cơ cao.
4) Béo bụng
Nếu không vận động các cơ, bạn không xử lý đủ glucose, nghĩa là bạn sẽ có nhiều mỡ quanh bụng.
Bạn có thể làm gì?
Thật không may, hầu hết những tổn thương ở tim và cơ đã xảy ra rồi.
Nếu không có vài lần nghỉ giải lao trong ngày, thì nguy cơ với bạn vẫn y như vậy.
Dưới đây là những lời khuyên để bù đắp những nguy cơ:
1) Đứng bất cứ khi nào có thể
Nên tận dụng mọi cơ hội đứng dậy để giữ cho nhịp tim tăng lên – cho dù đó là để gọi điện thoại, để trò chuyện, hoặc lấy một cốc nước.
2) Đứng giải lao mỗi giờ một lần
Nếu duy trì những đợt vận động thường xuyên, bạn sẽ ngăn không để nhịp tim giảm xuống mức nguy hiểm.
3) Các cuộc họp vừa đi vừa nói
Nếu bạn có một cuộc họp không cần phải ngồi nhìn màn hình máy tính, thì tại sao không vừa đi vừa bàn bạc nếu điều kiện thuận lợi.
4) Biến bàn làm việc thành nơi tập nếu bạn đang ở nhà
Kiếm một quả bóng tập và đặt nó lên một bề mặt không bằng phẳng để tập phần cốt lõi. Hoặc đặt máy tính xách tay lên trên máy chạy bộ để có thể vừa tập đi bộ vừa làm việc.’
4) … và tiếp tục các buổi tập bình thường
Bạn cần tập 30 đến 45 phút ít nhất bốn ngày một tuần.