2018-02-07 12:56:43
{"tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"heo-nai":"heo n\u00e1i","kho-bo":"kh\u00f4 b\u00f2","nhuom-mau":"nhu\u1ed9m m\u00e0u"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzA3LzEtMTI1NS5qcGc.webp

Khô bò từ… thịt heo nái nhuộm màu

Giáp Tết, tại TP.HCM có rất nhiều nơi bày bán khô bò không nhãn mác, giá chỉ 150.000-200.000 đồng/kg.

Một người kinh doanh khô bò ở quận 5 (TP.HCM) cho biết ngày thường bà chỉ bán được khoảng 5 kg/ngày. Tuy nhiên, những ngày cận Tết lượng khô bò bán ra nhiều hơn, trên 10 kg/ngày.

1

Khô bò nhiều loại được bày bán trong chợ và các cửa hàng tạp hóa ở TP.HCM. Ảnh: TRẦN NGỌC 

“Khô bò tôi lấy mối quen, mỗi thùng 10 kg. Khi bán tôi chia ra loại 0,5 kg, 1 kg. Từ trước tới giờ tôi chưa nghe nói có người bị ngộ độc do khô bò” – người bán nói.

Bà Vân, chủ một công ty sản xuất khô bò, cho biết khô bò do công ty bà sản xuất bán ra thị trường với giá 780.000 đồng/kg. Nếu là khô bò Úc thì giá mắc hơn, chừng 1,2 triệu đồng/kg.

“Chúng tôi hoàn toàn không sử dụng phẩm màu trong quy trình sản xuất khô bò. Thịt bò được ướp với nhiều loại gia vị, qua nhiều công đoạn chế biến mới thành khô bò thành phẩm” – bà Vân nói.

Một doanh nghiệp sản xuất khô bò có thương hiệu ở TP.HCM cũng cho hay thịt bò tươi hiện nay có giá tầm 300.000 đồng/kg. Phải mất trên dưới 2 kg thịt bò tươi mới được 1 kg khô bò. “Do vậy, khô bò có giá 150.000-200.000 đồng/kg chắc chắn làm từ thịt heo nái tẩm hương bò và nhuộm màu. Chỉ bằng mắt thường, khó có thể phân biệt được khô bò làm từ thịt bò và khô bò làm từ thịt heo nái nhuộm màu, tẩm hương” – đại diện doanh nghiệp nói.


2

 Thịt heo nái ngâm hóa chất giả làm thịt bò từng bị Chi cục Thú y TP.HCM phát hiện. Ảnh: TRẦN NGỌC

TS Phan Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết màu sử dụng trong chế biến thực phẩm nhằm cải thiện màu sắc và tăng tính hấp dẫn. “Tuy nhiên, màu chỉ là chất tăng tính cảm quan và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng” – TS Đồng nói.

Theo TS Đồng, màu sử dụng trong chế biến thực phẩm gồm hai nhóm chính: Màu tự nhiên và màu tổng hợp (còn gọi là phẩm màu). Màu tự nhiên được trích xuất từ các bộ phận của lá, hoa, củ. hạt… hoặc từ côn trùng và không độc hại. “Tuy nhiên, màu tự nhiên không được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm vì khó tan trong nước và không bền, dễ bị phai hoặc biến màu.

Màu tổng hợp là các hợp chất được tạo thành thông qua phản ứng hóa học. Màu tổng hợp đẹp, bền, giá rẻ nên được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, màu tổng hợp chỉ an toàn khi sử dụng trong giới hạn cho phép” – TS Đồng cho biết thêm.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...