Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thấy bản thân hoặc gia đình có người bị nổi một cục u ở vùng khớp cổ tay, mắt cá chân hoặc ở nơi nào đó. Khi sờ vào cảm thấy trơn mềm, di chuyển được, không đau không ngứa, nhưng nó lại luôn khiến chúng ta có một cảm giác lo sợ không biết có phải nó là ung thư hay không.
Vậy khối u đó rốt cuộc là xấu hay bình thường, có thể gây hại hay tiến triển ác tính hay không?
U hạch là gì?
Cục u này được gọi là u hạch hoặc u nang, cũng có nơi gọi là u bible, ganglion, đặc biệt xảy ra nhiều ở nữ giới, cũng phổ biến ở các nhóm người làm công việc liên quan đến tay chân, thợ thủ công, công nhân vận chuyển, bê vác, vận động viên hoặc phụ nữ nội trợ.
Thực tế, cục u hạch này giống như là một khối u hoặc nhô ra, gắn vào khớp, hoặc được bao phủ trong gân. Nó trông giống như một túi chất lỏng, nhưng bên trong là chất dẻo dày, trong suốt, không màu, đôi khi cảm thấy hơi cứng, trong khi ở một số người khác nó lại mềm giống như bọt biển.
U hạch có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau, có những cục trông có vẻ rất to, nhưng thực ra lại do nhiều cục u nhỏ kết hợp lại, giữa chúng có những đường ống kết nối lại với nhau.
Có những cục u bình thường là vô hại, tỷ lệ mắc của những khối u này chiếm một nửa khối u mô mềm xuất hiện ở trên tay.
Trong cơ thể con người, ngoài vùng cổ tay có thể sinh ra các khối u này phổ biến nhất, thì chúng còn “mọc” ra ở một số bộ phận khác như cạnh các ngón tay, đầu ngón tay, hoặc phổ biến ở phần bên cạnh của đầu gối hoặc mắt cá chân, mu bàn chân. Những nơi này thường dễ bị mọi người nhìn thấy nên nó đã trở thành điều rắc rối của những phụ nữ chú trọng hình thức.
Nguyên nhân nào gây ra u hạch?
Lý do “mọc” ra cục u này hiện vẫn được xem là không rõ ràng. Một giả thuyết cho rằng đây là do chấn thương dẫn đến sự phân hủy mô khớp mềm từ đó hình thành các u nang nhỏ, sau đó chúng hợp nhất thành một cục u lớn hơn, rõ ràng hơn.
Ngoài ra còn có một số trường hợp bản thân có thói quen hay sờ vào những chỗ có mô mềm nổi lên trên cơ thể, hoặc làm việc với tư thế cố định trong thời gian dài nên bị “chai”, lâu dần sờ mó tác động quá nhiều có thể dễ dàng hình thành cục u.
Làm thế nào để xác định u hạch?
Nói chung, bạn không khó để nhận ra những cục u bỗng đâu xuất hiện dựa trên các đặc điểm sau:
Tự nhiên có 1 hoặc nhiều túi u xuất hiện với những kích thước to nhỏ khác nhau.
Thường là u mềm, đường kính từ 1-3 cm, không thể di chuyển.
Cục u nổi lên có thể dần dần to ra theo thời gian hoặc bỗng nhiên xuất hiện bất ngờ, nó cũng có thể tự co nhỏ lại, thậm chí tự biến mất, nhưng sau một thời gian có thể lại tái phát trở lại.
Đa số những khối u có thể gây ra những cơn đau ở mức độ khác nhau, có thể xuất hiện các cơn đau cấp tính hoặc những cơn đau có tính chất lặp lại.
Có khoảng 35% người có khối u mà không xuất hiện các triệu chứng.
Nếu có xuất hiện cảm giác đau, thường là do quá trình hoạt động của các khớp quá mức gây ra.
Khi cục u đó được gắn vào gân tay, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy bàn tay bị yếu, không còn sức lực ở các ngón tay.
Khi có một cục u nổi lên, có mặc định chắc chắn là u hạch hay không?
Ngoài các u nang dạng hạch ra thì còn có thể là một loại u do viêm bao gân. Viêm bao gân giai đoạn đầu bệnh nhân có thể cảm nhận được có chút đau vùng cục bộ hoặc chúng trở nên cứng lại thành cục, sau khi bệnh phát triển dần lên, người bệnh sẽ khó cong gập tay.
Nếu viêm bao gân khớp cổ tay thì buổi sáng sẽ đau rõ ràng hơn, thi thoảng có cảm giác phát ra tiếng lục cục khi chuyển động tay, nhưng tình hình sẽ cải thiện sau khi xoa bóp cho tay ấm lên.
Nếu không quan tâm đến việc điều trị đúng cách, thì có thể dẫn đến khó khăn trong việc uốn cong các ngón tay hoặc thậm chí là không uốn cong hay vận động tay được nữa, tức là bị dị tật vận động.
Thông thường, các cục u kiểu này sẽ phát triển chậm, ngoài việc có cục u như vậy ra thì không có các triệu chứng khác, hoặc thi thoảng mới xuất hiện đau mỏi tại chỗ.
Một số cục u phát triển ở cổ tay hoặc mắt cá chân có thể chèn ép lên các dây thần kinh đi qua nó. Một số rất ít các khối u tự nhiên mất đi, và không tái mọc lại. Đa số các khối u mọc ra và phát triển theo hướng to dần lên hoặc tồn tại cố định ở đó.
Ngoài ra, bạn nên đặc biệt chú ý đến các cục u huyết quản, kích thước của nó thường chỉ khoảng 2mm, gây ra cơn đau dữ dội, có khi ngứa ran dai dẳng không liên tục hoặc có cảm giác đau nóng rát, thường mọc ra ở dưới da hoặc cạnh móng.
Có cần gặp bác sĩ không?
Thông thường, nếu nổi lên những cục u hạch dạng này, chúng chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhiều hơn, không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nhưng nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể nhờ một bác sĩ ngoại khoa để khám kiểm tra chi tiết, loại trừ tình huống hạch u nang nguy hiểm, giảm lo lắng, đồng thời có thể giúp bạn đưa ra quyết định chữa trị đúng đắn.
Trừ khi có những tổn thương nghiêm trọng, thì những khối u dạng này không cần phải điều trị khẩn cấp.
Vậy thì nếu có khối u, bạn cần phải làm gì?
Cách đơn giản nhất là bạn có thể ngâm vùng bị khối u đó vào nước nóng và xoa bóp đều xem chúng có thể tiêu đi hay không, nếu có cảm giác khó chịu thì có thể bôi các loại kem giảm đau sưng.
Trong trường hợp nặng hơn thì cần sự can thiệp của bác sĩ. Mỗi loại khối u thường có cách xử lý tương ứng khác nhau, thông thường sẽ dùng kim chích vào khối u để hút dịch, hoặc sẽ phẫu thuật cắt bỏ. Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy nghi ngờ khối u có vấn đề hoặc phát triển bất thường thì nên đi khám sớm.