Thường xuyên xuất hiện tình trạng đau bụng trên, trào ngược axit và ợ nóng thường xuyên, giảm cân nhanh… có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày.

Ảnh: Miskawaanhealth
Ảnh: Miskawaanhealth

1. Đau bụng trên

Khi cơ thể tiêu hóa kém có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu như đau bụng trên, tuy nhiên nếu là đau bụng trên không rõ nguyên nhân và không thuyên giảm, hãy cảnh giác với bệnh ung thư dạ dày. Khi tế bào khối u phá hủy công việc của đường tiêu hóa sẽ có thể khiến hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, gây ra các triệu chứng khó chịu ở bụng.

2. Trào ngược axit và ợ nóng thường xuyên

Khối u ở dạ dày có thể ảnh hưởng đến chức năng nhu động của dạ dày khiến sau khi ăn, dạ dày không thể thải thức ăn xuống ruột non một cách bình thường. Axit dạ dày lúc này có thể trào ngược cùng với thức ăn, gây ra các triệu chứng như trào ngược axit, ợ chua. Tình trạng trào ngược axit và ợ nóng kéo dài có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày.

3. Phân đen

Các khối u có thể khiến mạch máu ở thành dạ dày bị vỡ và chảy máu, gây ra triệu chứng phân đen sau khi đi đại tiện.

4. Xuất hiện khối u ở bụng

Nếu có một khối u ở vùng bụng, cứng và đau khi ấn vào, bạn nên cảnh giác với sự khởi phát của bệnh ung thư dạ dày. Khi khối u phát triển to hơn, các triệu chứng như khó chịu ở lưng và ngực có thể xảy ra.

5. Giảm cân nhanh chóng

Sau khi các khối u xuất hiện, cơ thể có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, dẫn đến giảm cân nhanh chóng và người bệnh trở nên gầy đi rõ rệt, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.

Cần làm gì để phòng tránh ung thư dạ dày?

Một bài báo do nhóm Giáo sư Shen Hongbing của Đại học Y Nam Kinh đăng trên tạp chí The Lancet Oncology đã phân tích lối sống, nguy cơ ung thư dạ dày và phát hiện ra rằng những người có lối sống kém đối diện nguy cơ mắc ung thư dạ dày tăng 103% . Nếu muốn ngăn ngừa ung thư dạ dày, bạn phải tuân thủ những thói quen nhất định, bao gồm:

– Ngừa vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Nhiễm khuẩn HP có liên quan chặt chẽ đến ung thư dạ dày. Những người có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày phải xét nghiệm Helicobacter pylori và điều trị tích cực bằng thuốc sau khi được chẩn đoán.

– Ăn uống lành mạnh

Muốn ngăn ngừa ung thư dạ dày, cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, ăn ít đồ muối chua, đồng thời ăn nhiều trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt… Ngoài ra, cần tránh đồ ăn quá nóng, do thức ăn trên 65 độ C sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày và niêm mạc thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư.

– Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu

Khói thuốc lá đi vào miệng, thực quản, dạ dày sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản, dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Rượu là chất gây ung thư rõ ràng, uống rượu thường xuyên có thể gây bỏng niêm mạc dạ dày, niêm mạc thực quản, niêm mạc miệng… Về lâu dài, uống rượu có thể gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày…

– Giữ tâm trạng thoải mái

Cảm xúc tồi tệ sẽ làm tăng yếu tố gây viêm và giảm yếu tố lành tính thông qua phản xạ thần kinh, vùng dưới đồi… làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, vì vậy bạn hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái. Ngoài ra, việc tham gia tập thể dục nhịp điệu đúng cách không chỉ có thể nâng cao thể lực và thúc đẩy nhu động của hệ tiêu hóa mà còn cải thiện khả năng miễn dịch.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link