Ăn, uống đồ nóng trên 50 độ C thường xuyên, hút thuốc lá, uống rượu… dễ gây ung thư thực quản – bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 5 thế giới.
1. Ăn, uống đồ nóng
Nếu thức ăn vượt quá 50 độ C sẽ khiến chúng ta cảm thấy nóng. Nếu vượt quá 65°C sẽ làm bỏng niêm mạc thực quản, gây loét và bỏng.
Trong trường hợp bình thường, lớp bề mặt niêm mạc của những vết bỏng này bong ra theo thời gian và các tế bào đáy sẽ tự sửa chữa, nhưng nếu loại tổn thương này xảy ra thường xuyên, niêm mạc thực quản liên tục bị kích thích và trải qua quá trình tăng sản lặp đi lặp lại. Nếu cứ tiếp tục như vậy, các tế bào tăng sinh sẽ tăng tốc bất thường và đột biến dẫn đến ung thư.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa đồ uống (thực phẩm) nóng trên 65°C vào danh sách các chất gây ung thư 2A. Nhóm 2A gồm các thành phần, thực phẩm có thể gây ung thư ở người. Các bằng chứng trên người đã đầy đủ, tuy nhiên, vẫn chưa thể đi đến kết luận. Ngoài ra, các chất này cũng đã được chứng minh gây ung thư cho động vật thí nghiệm.
2. Hút thuốc và uống rượu
Chất nicotin được tạo ra trong quá trình hút thuốc có thể làm hỏng các tế bào biểu mô niêm mạc, gây ra phản ứng căng thẳng cục bộ ở niêm mạc. Khi đó, các tiểu động mạch co thắt, dẫn đến viêm mãn tính, thiếu oxy lâu dài của các tế bào và thúc đẩy sự xuất hiện ung thư.
Rượu có thể làm dung môi, thúc đẩy chất gây ung thư đi vào thực quản, gây tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện cho ung thư thực quản phát sinh.
3. Uống nước có chứa nitrosamine
Nitrosamine là chất gây ung thư hóa học mạnh. Nước uống chứa chất ô nhiễm nitơ có hàm lượng nitrit cao, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ung thư thực quản.
4. Ăn thực phẩm bị mốc, ngâm, để qua đêm
Nitrosamine cũng tồn tại trong thực phẩm bị mốc, được ngâm và để qua đêm. Aspergillus flavus trong thực phẩm bị mốc cũng có thể sinh độc tố, có khả năng gây ung thư cao.
5. Ăn uống không đủ vitamin và nguyên tố vi lượng
Ăn ít thịt, trứng, sữa, rau tươi, trái cây dẫn tới cơ thể thiếu hụt carotene, thiamine, retinol, chất xơ, vitamin E, vitamin B, vitamin C và các loại vitamin khác, cũng như canxi, phốt pho, selen… Việc thiếu các nguyên tố vi lượng cũng có thể gây tăng sản và biến dạng niêm mạc thực quản, dẫn đến ung thư nặng hơn.
6. Tiếp xúc lâu dài với bụi mịn PM2.5
Ngoài chế độ ăn uống, môi trường sống cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gastroenterology đã tìm thấy mối quan hệ rõ ràng giữa ung thư thực quản và bụi mịn PM2,5 (hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm) bằng cách phân tích dữ liệu từ 500.000 người Trung Quốc. Nếu môi trường sống tăng 10 μg/m³ PM2.5 trung bình hàng năm, nguy cơ ung thư thực quản tăng 16%.
Để phòng chống ung thư thực quản và ung thư nói chung, bạn nên:
– Bỏ thuốc lá và rượu: Không hút thuốc, ít uống rượu, không ăn trầu.
– Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá nóng: Không ăn thức ăn nóng. Uống trà và nước cháo dưới 50 độ C sẽ tốt hơn.
– Lựa chọn thực phẩm: Hạn chế ăn thức ăn ôi thiu, ngâm chua, để qua đêm. Ăn ít mỡ và nội tạng động vật, giảm ăn muối. Ăn nhiều rau tươi và trái cây để bổ sung lượng vitamin C cần thiết, ngăn chặn quá trình tổng hợp nitrosamine cho cơ thể.
– Phát triển thói quen nhai tốt: Hãy nhai chậm. Nhai kỹ giúp thức ăn và nước bọt hòa quyện hoàn toàn tạo thành viên thức ăn nhuyễn, nuốt chậm có thể làm cho viên thức ăn được dịch nhầy do thực quản tiết ra bôi trơn, di chuyển xuống dạ dày thuận lợi, giảm ma sát với thực quản.
– Giảm phơi nhiễm PM2.5: Khi nồng độ PM2.5 trong không khí cao, nên tránh các hoạt động ngoài trời. Bạn có thể sử dụng các thiết bị lọc không khí, máy phun sương ion âm không khí, đeo khẩu trang chống bụi chuyên nghiệp,…
Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H