Thử liếm vào phần cổ tay, thở vào cốc sạch, dùng thìa… sẽ giúp bạn xác định mình có bị hôi miệng hay không.
Bạn có thể thắc mắc hơi thở của mình có mùi như thế nào, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể biết mình có bị hôi miệng hay không. Đây là điều bạn nên lưu tâm và có một số cách để đánh giá thủ công xem đã đến lúc đánh răng, súc miệng chưa.
1. Liếm vào phần da bên trong cổ tay và ngửi
Sau khi liếm cổ tay, hãy đợi 5 đến 10 giây rồi ngửi. Điều này sẽ cho bạn cảm nhận chính xác về mùi của hơi thở. Nếu bạn cảm thấy có mùi hôi, đó có thể là do lớp phủ lưu huỳnh trên lưỡi của bạn.
2. Chạm một ngón tay vào lưỡi
Đôi khi, vi khuẩn có thể xuất hiện trên phần amidan ở phía sau cổ họng và chúng có thể là nguyên nhân gây ra mùi hôi. Sau khi nước bọt khô, hãy ngửi ngón tay của bạn.
3. Thở vào một chiếc cốc sạch
Lấy một chiếc cốc sạch và thở vào bên trong nó. Sau đó, hít vào thật mạnh. Mùi mà bạn cảm nhận được sẽ giúp bạn đánh giá hơi thở của chính mình. Bạn cũng có thể sử dụng túi nhựa không mùi. Thở ra sâu bên trong nó và sau đó hít một hơi lớn.
4. Lau bề mặt lưỡi bằng một miếng gạc
Nhìn vào miếng gạc sau đó. Liệu nó có một lớp phủ màu vàng? Điều đó có nghĩa là hơi thở có mùi và nó được gây ra bởi mức độ sunfua cao. Bạn cũng có thể thử nghiệm điều này bằng khăn giấy.
5. Dùng thìa
Lấy một chiếc thìa và cạo phần bề mặt lưỡi của bạn. Để khô một chút rồi ngửi. Bạn cũng nên kiểm tra màu lớp phủ mà bạn đã loại bỏ khỏi bề mặt lưỡi.
6. Dùng dụng cụ cạo lưỡi
Cạo từ phía sau lưỡi và nếu bạn nhận thấy lớp phủ trên lưỡi có màu trắng, điều đó có nghĩa là có rất nhiều mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn hoặc tế bào chết đã tích tụ trên đó. Bạn nên vệ sinh lưỡi thường xuyên. Nếu nó vẫn không biến mất trong vòng vài tuần, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Lưỡi hồng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng tốt.
7. Dùng chỉ nha khoa
Chọn chỉ nha khoa không mùi cho thử nghiệm này để nó không ảnh hưởng đến kết quả. Dùng chỉ nha khoa đưa vào giữa các kẽ răng của bạn và ngửi nó sau đó. Điều này sẽ tiết lộ mùi của riêng bạn. Hôi miệng cũng có thể bắt nguồn từ thức ăn mắc kẹt giữa các răng của bạn.
8. Thực hiện một bài kiểm tra đặc biệt với nha sĩ
Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với hơi thở của mình hoặc nếu bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, hãy nhờ nha sĩ giúp đỡ. Nha sĩ có thể thực hiện kiểm tra halimeter để xác định mức độ hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC) trong miệng của bạn. Mức độ cao có nghĩa là bạn có sự phát triển quá mức của vi khuẩn, từ ruột hoặc miệng của bạn. Nha sĩ cũng có thể thực hiện kiểm tra cảm quan, họ kiểm tra hơi thở của bạn qua ống hút nhựa.
Nguyên nhân khiến hơi thở có mùi
Hôi miệng có thể xảy ra vì nhiều lý do, từ vệ sinh răng miệng kém đến bệnh nướu răng và sâu răng. Không sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp hoặc không thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 đến 4 tháng có thể làm tăng khả năng mắc chứng hôi miệng.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, vì vậy hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài. Thức ăn cũng rất quan trọng. Nếu bạn tuân theo chế độ ăn giàu protein, ít carbohydrate, bạn cũng bị hôi miệng. Điều này xảy ra vì cơ thể bạn đang ở trạng thái ketosis, một trạng thái trao đổi chất trong đó cơ thể bạn phân hủy xeton thay vì glucose.
Lầm tưởng bị phá vỡ: Thổi hơi vào bàn tay không giúp bạn biết có bị hôi miệng hay không
Bạn thực sự không thể biết liệu mình có bị hôi miệng hay không bằng cách thở vào hai bàn tay khum lại. Nguyên nhân là do hơi thở có mùi do khí sinh ra ở phía sau lưỡi của bạn và khi chúng ta nói chuyện, mùi của chúng ta bắt nguồn từ đó. Nó không xảy ra khi chúng ta thổi vào tay.
Theo Trà Nhài (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H