2018-02-26 07:18:31
{"the-thao":"Th\u1ec3 Thao"}
{"thuc-chien":"th\u1ef1c chi\u1ebfn","y-nghia":"\u00fd ngh\u0129a"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzI2LzItMDcxNC5qcGc.webp

Một góc nhìn khác về võ thực chiến

Chưa bao giờ mà cụm từ “võ thực chiến” được quan tâm tranh luận như những năm gần đây, khi mà các môn võ thuật có điều kiện xích lại gần nhau hơn, tranh đua với nhau khi được đem ra so sánh trên võ đài và đường phố.

VÕ THỰC CHIẾN LÀ GÌ

Từ “thực chiến” có thể hiểu là “thực tế sử dụng trong chiến đấu”.

Như vậy, nói một cách nôm na dân dã, “thực chiến” là có thể đánh được người trong hoàn cảnh thực tế. Nhìn lại một chút về lịch sử, giới “xã hội” cả bắc lẫn nam đều có thể xem là ví dụ điển hình cho thực chiến (không phải đối kháng võ đài), họ vẫn chơi võ cổ truyền, vẫn chơi các bài quyền võ cổ với hệ thống phức tạp nhưng vẫn áp dụng ít nhiều trong chiến tranh, trong các câu chuyện tranh trừng giang hồ và cả võ đài tự do.

1

 

Võ cổ truyền VN đã từng xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt như chiến tranh trung – cận đại, xã hội thế kỷ trước…Ngày nay, một khái niệm “thực chiến” mới được đưa ra và thường xuyên trở thành tranh cãi, đó là sự thi đấu giữa các môn võ. Từ đấy họ đưa nhau lên sàn đấu, vào lồng sắt MMA để so sánh…

Như vậy, 2 khái niệm “thực chiến” đó lại nảy sinh 2 trường hợp: Trong thực tế có trường hợp X, trên võ đài lại có trường hợp Y… vậy nên chung quy lại, vấn đề so sánh và đưa ra quy chuẩn cho “võ thực chiến” lại tùy thuộc vào việc “đưa ai ra so sánh” và “trong trường hợp nào”.


NẾU BẠN CÓ THỂ ĐÁNH ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC?

Võ thuật xét cho cùng cũng là một dạng thể thao. Thể thao được định nghĩa là tất cả các hoạt động về thể chất, có tính cạnh tranh cao và có mục đích để sử dụng, giúp cho con người hoạn thiện các kĩ năng của bản thân, phát triển trí tuệ cũng như sức khỏe Vậy, thông qua quá trình tập luyện, bạn có rất nhiều điểm vượt trội hơn so với người không tập luyện bao gồm yếu tố cơ bắp (sự nhanh nhẹn, tốc độ, sự linh hoạt, sức khỏe, sức mạnh…), thần kinh (phản xạ, phản ứng, thần kinh vận động, sự phối hợp liên kết chức năng cơ thể như thần kinh tới các chi) và xa hơn nữa là hệ nội tiết (tạo cảm giác sợ hãi, hưng phấn,… dẫn tới run tay chân hoặc say đòn,..)

2

 

Các quá trình tiến bộ diễn ra phức tạp, nhưng hiểu một cách đơn giản và “bình dân” là tập về thì những buổi đầu thấy đau người và mệt (do DOMs hoặc AMs, nhưng nó đều giúp kích thích thích nghi tế bào ở cả thích nghi trao đổi chất và thích nghi cấu trúc), càng về sau càng đỡ đau đỡ mệt, tập lâu thì thấy khỏe lên. đánh nhiều thì không sợ đánh nữa…

Một ví dụ khác, cách hiểu khác: 2 người như nhau, liều như nhau và đối đầu trên đường phố, người có tập luyện vẫn có mọi yếu tố thể chất và tinh thần hơn hẳn.

Từ đó, ta có thể lập luận rằng mọi môn võ đều có tính thực chiến! Nếu phân tích về mặt từ vựng dưới góc nhìn khoa học thì đây là điều không thể phủ nhận.

3

 

NẾU BẠN KHÔNG ĐÁNH ĐƯỢC NGƯỜI?

Như đã nói ở phần đầu tiên, vấn đề là bạn so sánh ai với ai và trong hoàn cảnh nào.

Cần hiểu rằng não bộ kiểm soát mọi hoạt động, hành vi và phản ứng, bao gồm cả các hành vi trong võ thuật. Vùng vỏ não sẽ tạo ra ức chế dập tắt, gây mất đường liên hệ tạm thời với những phản xạ không được củng cố. Đây là một hoạt động có tác dụng bảo vệ giúp loại bỏ những kích thích không cần thiết hoặc có hại cho đời sống, do đó làm giảm những hoạt động không cần thiết của vỏ não. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đưa ra 100 bài tập nhưng không tập hết + đủ 99 thì sẽ không có 99 phản xạ kia. Đó là chưa kể đến việc để hình thành một phản xạ thực sự (trên thực tế, đó là hình thành đường liên kết tạm thời trên vỏ não) thì bạn cần bỏ ra thời gian và công sức không hề ít.

4

 

Hiểu về bản chất của hoạt động thần kinh cũng là cách để hiểu về võ thuật.

Quan trọng hơn nữa, bản thân phản xạ là chức năng cấp cao của hệ thần kinh, điều kiện của một phản xạ là một cấu trúc phức tạp. Hãy tưởng tượng thế này: bạn có phản xạ tránh một cú đấm nhanh và mạnh trên võ đài? Nhưng trong một hoàn cảnh khác, một người khác, một cách đấm khác, bạn chưa chắc tránh được. Con bạn 3 tuổi đấm chậm chậm nhè nhẹ yêu mặt bạn ở nhà bạn, người yêu tát đùa vào mặt bạn, liệu bạn có phản ứng bằng cách giật đầu về như khi đối thủ nhả cú Jab vào mặt bạn? Đọc đến đây thì các bạn cũng lờ mờ hiểu: bạn có phản ứng với quả đấm hay không còn tùy trường hợp và đặc điểm của nó.

Chúng ta đều nghĩ tập đúng kĩ thuật và đủ hệ thống tập thì đạt hiệu quả cao hơn so với tập hời hợt ăn bớt? Nếu bạn đồng ý với điều đó, điều rõ ràng là cùng thể trạng, cùng thời gian tập, cùng tất cả mọi chỉ số thì người tập ở câu lạc bộ võ tử tế đủ sức đấm gục (thực chiến đấy!) những người tập ở gym, kickfit hay những CLB mà môn sinh vừa than mệt sau vài cú đấm đã cho nghỉ.

NHƯNG NẾU…

Các môn võ khác nhau thì có cách thức và hệ thống luyện tập khác nhau. Chúng ta có thể xem qua 2 ví dụ sau đây:

Ví dụ 1: Muay Thái nổi tiếng với những cú đá như phang búa tạ. Xương chân của Muay Thai cứng vì va chạm liên tục với vật cứng và lực mạnh trong suốt quá trình tập luyện, tạo ra các tổn thương ở mô xương. Thông qua quá trình tái cấu trúc, các mô xương cũ hoặc bị hỏng sẽ được loại bỏ bằng tế bào tủy xương, sau đó, nguyên bào xương sẽ xếp các mô xương mới xuống. Quá trình vốn diễn ra liên tục trong suốt chu kì sống của người và là cơ bản cho sự phát triển xương trước tuổi 30. Qua các bài tập và qua các tổn thương tạo ra, việc xếp chồng mô xương ở các vị trí tổn thương sẽ làm vị trí va chạm nhiều trở nên vượt trội so với người bình thường.

Ví dụ 2: Các môn võ cổ, chú trọng bài quyền, hay được thể hiện theo kiểu một A thi triển đòn thế chậm để B luyện tập các đòn đỡ, đánh trả, tháo gỡ…

Qua 2 ví dụ trên ta đã thấy được một sự thật: tất cả sự vượt trội bạn có khi tập võ thuật đều được tăng cường, củng cố một cách không đồng nhất thông qua hệ thống bài tập cơ bản khác nhau ở mỗi môn võ khác nhau.

Nhưng nếu ta áp dụng các hệ thống khác nhau vào lẫn nhau? Ví dụ:

Sẽ ra sao nếu người tập Vịnh Xuân ngày nào cũng đánh bao cát, đánh pad, đấu tập sparring và đi đấu giao hữu? (Tất cả đều dùng kỹ thuật Vịnh Xuân thuần túy). Vịnh Xuân, một trong những môn võ được đem ra tranh cãi nhiều nhất về vấn đề thực chiến.

Sẽ ra sao nếu người tập Boxing chỉ tập kỹ thuật ở sân một mình, cũng đúng với những kỹ thuật chính thống của Boxing?

Sẽ ra sao nếu một ngày đẹp trời 2 người đó được thả ra đường với yêu cầu đánh nhau đến chí tử, còn bạn phải đem cả gia tài mình ra để đặt cược một trong hai? Một người tập Boxing sẽ ra sao nếu không được trui rèn đúng cách?

Những câu hỏi trên hẳn cũng đã giúp bạn nhận ra một vấn đề: Vai trò của võ thuật trọng thực chiến là ở mức nào, và việc một môn võ có thể được đánh giá là “thực chiến” hay không.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...