Các cục máu đông hình thành khi máu trong động mạch đông hoặc cứng lại, tạo thành các cục máu đông nhỏ, làm giảm lưu thông máu bên trong cơ thể, dẫn đến bệnh tật và hậu quả nghiêm trọng.
Dưới đây là 9 đối tượng dễ bị máu đông, theo boldsky.
Thừa cân
Nếu người nào có chỉ số khối cơ thể cao hơn mức bình thường và nhiều mỡ trong cơ thể, người đó có nguy cơ cao bị máu đông, bởi vì các mô mỡ có thể làm đông máu ở động mạch.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá thường xuyên có thể có những tác động xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta có thể không biết rằng hút thuốc lá cũng có thể gây ra cục máu đông. Các độc tố và hàm lượng nicotine trong thuốc lá làm cứng các tế bào máu và làm giảm lưu thông máu trong các động mạch, do đó dẫn đến cục máu đông.
Thai phụ
Trong thời kỳ mang thai, rất nhiều thay đổi hoóc môn và biến động xảy ra trong cơ thể người phụ nữ. Trong đó, thai phụ thường sản sinh ra hoóc môn estrogen cao. Ở một số phụ nữ, estrogen dẫn đến đông cứng máu và gây ra cục máu đông.
Uống thuốc ngừa thai
Thuốc ngừa thai tạo ra một lượng estrogen cao trong cơ thể, mà cũng có thể gây ra cục máu đông.
Bệnh viêm
Nếu một người bị các bệnh viêm ảnh hưởng đến tim, phổi, thận và các cơ quan khác, các chất gây viêm có thể xâm nhập vào máu, gây ra cục máu đông.
Người bị nhiễm trùng
Nếu bị nhiễm trùng nội tạng ở bất kỳ cơ quan nào, vi trùng gây ra nhiễm trùng cũng có thể xâm nhập vào máu và làm cứng máu, do đó dẫn đến cục máu đông.Ngồi lâuNếu ngồi quá lâu hoặc có công việc ngồi nhiều, bạn có nguy cơ bị máu đông vì ngồi nhiều ức chế lưu thông máu và làm cứng các tế bào máu, gây ra cục máu đông.
Di truyền
Các cục máu cũng có thể được gây ra do tiền sử gia đình, nghĩa là nếu tổ tiên bị cục máu đông, bạn cũng có thể bị.Tiền sử từng bị máu đôngNếu đã từng có các cục máu đông, hoặc đã được điều trị máu đông, người đó có nhiều nguy cơ tái diễn máu đông.