2017-10-06 13:25:39
{"tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"cang-thang":"c\u0103ng th\u1eb3ng","dot-quy":"\u0111\u1ed9t qu\u1ef5","lam-viec":"l\u00e0m vi\u1ec7c","met-moi":"m\u1ec7t m\u1ecfi","nu-nha-bao":"n\u1eef nh\u00e0 b\u00e1o","phong-vien":"ph\u00f3ng vi\u00ean","qua-suc":"qu\u00e1 s\u1ee9c","tu-vong":"t\u1eed vong","ung-thu-gan":"ung th\u01b0 gan"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzEwLzA2L251LW5oYS1iYW8tdHUtdm9uZy1kb3QtbmdvdC12aS1sYW0tdmllYy1xdWEtc3VjLWNhbmctdGhhbmcta2VvLWRhaS1uaGluLW1hLWhhaS1uZ2hpLW1hLXNvLTEzMjUzOC5qcGc.webp

Nữ nhà báo tử vong đột ngột vì làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài: Nhìn mà hãi, nghĩ mà sợ…

Một nhà báo 28 tuổi đã tử vong vì căn bệnh ung thư gan quái ác, có liên quan đến tình trạng mệt mỏi do làm việc quá sức.

Nhà báo nữ xấu số đó có tên là Wang Yashan, công việc của cô là viết tin bài và biên tập chúng nhưng vào ngày thứ 4/18/5/2016, cô đã trở thành nhân vật xuất hiện trên các trang báo khi cái chết bất ngờ của cô khiến dư luận xôn xao.

Cô Wang, 28 tuổi, qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Trên tài khoản Weibo cá nhân, cô từng chia sẻ rằng căn bệnh ung thư của mình có liên quan đến mệt mỏi mãn tính gây ra bởi những căng thẳng trong công việc và thói quen thường xuyên thức khuya.

2

Ảnh minh họa. 

“Tôi là một ví dụ”, đó là dòng chia sẻ cô Wang đã viết lên trang mạng xã hộiWeibo hồi đầu tháng trước, khi cô đăng lại một bài báo của Peopel’s Daily về mối quan hệ giữa việc mệt mỏi lâu năm và nội tạng mà cuối cùng có thể dẫn đến ung thư.

Cô Wang đang làm việc cho NetEase, chi nhánh Hà Bắc. Đây là công ty Internet hàng đầu Trung Quốc có thế mạnh về dịch vụ truyền thông. Công ty đã chính thức thông báo cái chết của cô Wang trên tài khoản Weibo của công ty. Tuy nhiên, họ không đưa ra bất cứ nhận xét nào về bài đăng của cô Wang ám chỉ cái chết của cô là do làm việc quá sức với khối lượng công việc quá nặng nề.

Trước khi tử vong, vào ngày 17/4, cô Wang đã chia sẻ một báo cáo liên quan đến việc ung thư là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Trung Quốc. Đó cũng chính là chia sẻ cuối cùng của cô trên mạng xã hội.


Sự ra đi của cô Wang đã trở thành một vấn đề thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, làm nổ ra cuộc tranh luận giữa công việc áp lực với sự liên quan đến căn bệnh ung thư và có rất nhiều nhà báo quan tâm đến vấn đề này.

Xu Fengli, một người đang làm việc cho truyền hình song ngữ nói rằng cái chết của cô Wang là một lời cảnh báo cho những người làm việc quá sức trong suốt 24h hàng ngày.

“Hôm nay, trên những trang báo tôi theo dõi đều tràn ngập thông tin về cái chết của nữ biên tập viên này. Đối với những người như tôi, việc chúng tôi làm thêm giờ là điều phổ biến, chúng tôi không có thời gian để ngủ. Tôi cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Trong thời gian này, tôi sẽ dừng công việc của tôi sớm hơn và lên giường đi ngủ”, Xu nói.

Trong khi đó, hàng ngàn người cũng đã bình luận trên các phương tiện truyền thông xã hội và hầu hết họ để phản ánh tình trạng căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

 Nhật cảnh báo công chức phải làm ít đi để tránh mất mạng

Daily Mail dẫn một khảo sát của chính phủ Nhật về văn hóa làm việc khét tiếng căng thẳng ở nước này cho thấy, trong số 5 công ty thì có hơn 1 công ty mà ở đó, người lao động làm việc quá nhiều khiến họ có nguy cơ tử vong.

Hàng năm, ở Nhật có hàng trăm người chết vì đau tim, đột quỵ hoặc tự vẫn do làm việc quá sức. Làm việc quá sức cũng khiến người lao động ở đất nước “mặt trời mọc” gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và dẫn tới nhiều vụ kiện lẫn những lời kêu gọi giải quyết vấn đề.

Cuộc khảo sát trên là một phần trong bản tài liệu trắng đầu tiên của Nhật về “karoshi” (nghĩa là chết do làm việc quá sức), đã được nội các của Thủ tướng Shizo Abe phê chuẩn vào tuần trước.

Theo tài liệu trên, 22,7% số công ty tham gia khảo sát từ 12/2015 tới 1/2016 cho hay, một số nhân viên của họ làm thêm quá 80h một tháng. Trong năm 2015, có 2.159 người Nhật tự vẫn do những vấn đề liên quan tới công việc, sở cảnh sát quốc gia Nhật cho biết.

Emiko Teranishi, 67 tuổi, có chồng tự vẫn vì sức ép công việc quá lớn kể, chồng bà làm việc 4.000 h/năm. “Trước khi chết, ông ấy nói với ông chủ rằng, ông ấy ăn không ngon, không ngủ được và bị kiệt sức. Công ty biết ông ấy có nguy cơ cao bị karoshi”.

Báo cáo của chính phủ Nhật cho biết, khoảng 21,3% người lao động làm việc trung bình 49h hoặc hơn trong một tuần, cao hơn 16,4% so với người lao động Mỹ và 12,5% so với công nhân Anh, 10,4% so với công nhân Pháp.

Các nhân viên làm trong ngành công nghệ thông tin là những người thường phải làm việc quá giờ. Nhiều công ty trong ngành này thừa nhận, nhân viên của họ phải làm thêm hơn 80h trong một tháng.

Khảo sát kết luận rằng người lao động Nhật thường bị stress quá mức do công việc gây ra và kêu gọi các quan chức yêu cầu các công ty cải thiện điều kiện làm việc.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...