2017-03-09 15:42:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"cao-huyet-ap":"cao huy\u1ebft \u00e1p","chat-dam":"ch\u1ea5t \u0111\u1ea1m","khoai-tay":"khoai t\u00e2y","khoai-tay-chien":"khoai t\u00e2y chi\u00ean","ung-thu":"ung th\u01b0"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzAzLzA5L2tob2FpLXRheS0yLTE0MjItcGh1bnV0b2RheS0xNzAzMzVuaHVuZy1uZ3VvaS1uYXktY29uLWFuLWtob2FpLXRheS1jb2ktY2h1bmctbmhhcC12aWVuLmpwZw==.webp

Những người này còn ăn khoai tây coi chừng nhập viện

Khoai tây là thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam nhưng có một số người không thể ăn chúng.
khoai-tay-2

Khoai tây là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích.

Khoai tây là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Đây là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời.

Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng giảm béo và rất tốt trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da. Mặc dù là một loại củ giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng.

Không ăn khi bị tiểu đường

khoai-tay-1

Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn khoai tây.

Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ để đề phòng đường huyết tăng cao.

Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.


Không ăn khi bị cao huyết áp

Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp, đặc biệt là với khoai tây chiên. Sở dĩ có hiện tượng này là do bên trong thành phần của khoai tây ẩn chứa điều đối nghịch. Khoai tây giàu potassium, loại khoáng chất giúp làm hạ huyết áp. Nhưng mặt khác, khoai tây cũng là loại củ có chỉ số đường huyết cao (tức sau khi ăn thì đường huyết sẽ tăng lên nhanh chóng), đây chính là nguyên nhân gây huyết áp.

Phụ nữ mang thai

Khoai tây có đặc tính chống oxi hóa và có thể giúp đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, làm giảm huyết áp, thậm chí ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đáng ngạc nhiên, chúng chứa rất ít calo, với một củ khoai tây cỡ trung bình chứa chỉ 110 calo. Khoai tây chứa nhiều cacbonhydrat tinh bột và ít chất đạm, nhưng đồng thời chúng cũng không chứa chất béo, tất nhiên đó là trước khi chúng được trộn cùng với bơ hay phô mai.

Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Vì alcaloid trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.

Vì thế, tốt hơn phụ nữ mang thai nên ăn khoai tây điều độ. Một số thai phụ nghiện món khoai tây chiên. Mặc dù khoai tây chiên đã được xử lý ở nhiệt độ cao song các solanin chỉ có thể giảm ở mức độ nào đó.

Hơn nữa, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai. Do đó, khoai tây chiên cũng không thích hợp cho bà bầu ăn liên tục hoặc ăn nhiều.

Người mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu luôn cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat, đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.

Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao. Chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...