Nước giải khát có đường
Lượng calo rỗng trong nước giải khát làm đầy bụng, nhưng không tạo cảm giác no. Thêm vào đó, các loại đường đơn làm giảm lượng cholesterol có lợi và gia tăng mức độ chất béo trung tính – hai yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Uống nước giải khát có đường cũng thúc đẩy sự rối loạn cân bằng kháng viêm trong cơ thể, khiến bạn khó phục hồi sau khi tập thể dục và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Thay vì uống một lon soda hay trà ngọt, bạn hãy chọn nước lọc hoặc đồ uống không calo.
Bánh làm từ gạo
Chỉ số đường huyết (GI) của các loại bánh làm từ gạo có thể lên tới 91 (chỉ số của glucose tinh khiết là 100), khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt. Điều này ảnh hưởng xấu tới quá trình giảm cân và không tốt cho sức khỏe.
Uống quá nhiều caffeine
Cà phê là thức uống giúp chúng ta phục hồi năng lượng tức thì rất hiệu quả, nhất là khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi và buồn ngù. Trong thời gian làm việc, buổi sáng chúng ta thường có thói quen uống cà phê để tăng sự tập trung. Thậm chí, nhiều người còn uống thêm một tách vào buổi chiều để chống chọi lại thời gian còn lại của ngày.
Thật không may, caffeine chỉ mang lại hiệu quả tức thời, về sau nó có thể ảnh hưởng tiêu cực lên não bộ. Khi việc uống cà phê trở thành một thói quen khó bỏ, cơ thể bạn sẽ ngày càng phụ thuốc vào nó, khi thiếu cà phê sẽ gây ra sự sụt giảm serotonin, gây lo lắng, cáu kỉnh và kém tập trung.
Uống rượu bia
Rượu không chỉ gây trầm cảm mà còn là chất kích thích ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh, gây ức chế thần kinh. Điều này có nghĩa là suy nghĩ, lời nói là hành vi vận động của bạn sẽ bị chậm lại khi bạn tiêu thụ rượu bia.
Ăn mặn
Các thực phẩm chứa muối không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn tác động tiêu cực đến hệ thần kinh. Nguy hại hơn, thừa muối có thể dẫn tới sa sút trí tuệ hoặc ảnh hưởng tới chức năng nhận thức. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều natri trong 3 năm, cho dù có huyết áp cao hay các bệnh tim khác hay không, có thể dẫn tới suy giảm chức năng nhận thức.