Rau đay không những nấu canh cua rất ngon mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, giải độc, trị nóng trong, nhuận tràng, táo bón đồng thời còn có thể giúp chúng ta trị được một số bệnh như chữa tràn dịch màng phổi, phù thũng, rắn cắn…Hơn nữa rau đay cũng không có tính độc nên bạn và gia đình có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Canh cua rau đay là món ăn được nhiều người ưa chuộng |
Công dụng của rau đay
Tốt cho tim mạch
Trong hạt rau đay có chứa nhiều olitorisid chứa hoạt tính trợ tim cao, tăng sức co cơ tim và giảm nhịp tim gần giống như hoạt tính sinh học của strophantin – chất được y học dùng trong điều trị các bệnh về tim.
Thông tin rau đay tốt cho hệ tim mạch cũng được đưa trên trang tin Sức khỏe & Cuộc sống.
Tốt cho phụ nữ cho con bú
Rau đay là một loại rau nhiều sắt nhất trong các loại rau. Trong 6 tháng đầu bà mẹ cho em bé bú hoàn toàn nên mỗi ngày cần khoảng 10mg sắt.
Trong 100g rau đay có chừng 7mg sắt. Nên chỉ cần ăn chừng 200 – 300g rau đay là có thể đủ sắt cho cả mẹ và con. Các mẹ cho con bú nên chọn loại rau thân nhỏ và màu sẫm đỏ chứa nhiều sắt hơn là loại rau đay thân trắng.
Trị nóng trong
Rau đay là loại rau có tính hàn nên thích hợp trị hạ hỏa cho người bị nóng trong. Tính nhớt của rau đay giúp người nóng trong dễ ăn, nhất là với người kém ăn do nhiệt, chất nhớt cũng giúp bôi trơn đường tiêu hóa tạo nên cảm giác ăn dễ dàng hơn, tuy nhiên nó chỉ hợp với ai chịu được nhớt, nếu không sẽ cảm thấy không ngon miệng. Cách tốt nhất để chế biến rau đay cho dễ ăn là nấu canh cua, ăn cả nước lẫn cái.
Giá trị chữa bệnh từ cua đồng
Cua đồng là loại thực phẩm rất được ưa chuộng. Cua được chế biến thành những món ăn ngon và bổ lại giàu calci và nhiều nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, cua đồng có tên là điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mạnh gân xương, làm tan máu tụ, giải cơ, chữa mụn nhọt, sưng tấy, viêm cơ, sốt nóng, tiêu hóa kém. Để làm thuốc, cua được dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác.
Nguyên liệu làm canh cua
– 1 ký cua đồng
– 1 bó rau đay
– Mắm tôm, nước mắm
– Muội, tí bột nêm ( hay bột ngọt )
Chuẩn bị:
– Cho cua vào thau, đổ nước ngập cua, rửa nhiều lần cho cua sạch bùn đất, sau đó lật bỏ mai , yếm.
– Cho cua vào cối ( hay bỏ vào robot ) giã nho. Bỏ vào cua 1 muỗn cà phê muối + 1 lítre nước. Bóp kỹ cho bột cua hoà nước, lọc cua qua rổ thưa, cho tiếp vào bã cua 1 lít nước khác quậy đều rồi lọc như lần trước.
– Rau đay đem lặt lấy lá non, rửa rau qua nhiều lần nước cho thật sạch, vớt rau ra rổ để ráo, khi gần bỏ vào nồi canh, thì cắt nhỏ ra.
Cách thực hiện:
– Đổ nước cua vào một soong sạch, dùng đũa quậy nước theo vòng tròn cho cua tụ lại ở giữa , bắc soong nước cua lên bếp nấu sôi. Khi cua đã nổi màng thịt dày, cho rau đay vào soong. Chỉ nên cho vào một bên, tránh cho thịt cua không bị vỡ.
– Khuấy một muỗng cà phê mắm tôm với nước lã vào soong canh. Canh vừa sôi, lại nếm canh cho vừa ăn, nêm thêm 1/2 muỗng cà phê bột nêm ( hay bột ngọt ) vào soong canh, bắc soong canh xuống ngay.
– Nhớ xóc muối vào cua trước hoặc sau khi giã. Có muối khi nấu, thịt cua mới đóng màng trên mặt nước ; không có muối thịt cua së rã trong nước chứ không có tụ đông lại.
– Khi nấu phải, bảo đảm độ sôi cho canh cua chín kỹ mà màng thịt cua không vỡ.
– Các lọai canh được nấu bằng cua, rạm, nếu nấu không lỹ , người bụng yếu dể bị ” thạo dạ ”.
Muốn cả đời không ốm đau, bệnh tật bạn hãy ăn những thực phẩm này
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Bạn hãy ăn thường xuyên và khoa học những thực phẩm này, đảm bảo cả đời sẽ không ốm đau bệnh tật! |