Cách chăm sóc trẻ khi được 19 tháng tuổi?
Đối với các mẹ thì sự phát triển của trẻ là rất quan trọng, đặc biệt là tháng thứ 19 của bé. Vậy các mẹ “tích lũy” cho mình những kinh nghiệm như thế nào?
Khi được 19 tháng tuổi, mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào?
Hãy dạy bé những kỹ năng
Giờ đây, bé đã khám phá rất nhiều ngóc ngách trong nhà, và việc các mẹ trông bé là rất vất vả. Tuy nhiên, nếu các mẹ không muốn con đi khắp nhà thì bạn hãy đóng các cửa ra vào, nhưng các mẹ cũng đừng “nhốt” con ở trong nhà quá lâu nhé, bởi bé sẽ khóc vì chán đấy nhé.
Nếu có thời gian, các mẹ có thể dãy dạy con cách xuống cầu thang một cách an toàn, nhất là phải quay lưng để xuống. Bạn chỉ cho con cách bám vào tay vịn cầu thang, và khuyến khích con đợi bạn đến rồi hẵng xuống cùng. Tuy nhiên, đó chỉ là dạy trẻ để trẻ tập quen dần, nhưng các mẹ tuyệt đối không được để bé tự leo cầu thang hay xuống cầu thang mà không có bố mẹ.
Hãy dành thời gian để tương tác với bé
Đến những tháng này, bé sẽ gọi bạn suốt ngày, thậm chí ban đêm nữa, tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng đừng quá khó chịu với trẻ vì ở giai đoạn này, bé chỉ đang muỗn “làm nũng” bố mẹ mà thôi.
Hơn thế nữa, dù trong giai đoạn này con bạn đã khá độc lập, con vẫn cần bạn giúp sức khi chơi đùa. Trẻ cũng cần dỗ dành khi chỉ hơi gặp chút khó khăn. Có thể bạn vừa mới nghĩ con mình lớn quá nhanh, thì con trẻ sẽ liền cho bạn thấy chúng còn quá nhỏ.
Dạy bé tập nói
Chế độ dinh dưỡng cho các mẹ cũng là một phần không thể thiếu |
Đến tháng thứ 19 này, bé yêu đã học được những từ và âm thanh mới, trong đó một số từ đã dễ hiểu hơn. Bé bắt đầu phát âm được 2-3 từ liền nhau, và thậm chí là có thể gọi được tên một số người quen. Một điểm lưu ý các mẹ là khi trẻ được 19 tháng tuổi thích bắt chước, vì vậy bạn hãy cẩn thận với lời ăn tiếng nói của mình khi chăm sóc trẻ nhé.
Đảm bảo giấc ngủ cho bé
Do bé đã hoạt động cả ngày nên đến tối thì bao giờ bé con cũng đã mệt nhừ, nên khoảng 7-7h30 tối bé yêu đã bắt đầu buồn ngủ. Phần lớn trẻ từ 1-3 tuổi vẫn cần ngủ đủ 12 tiếng mỗi đêm, nếu không trẻ sẽ dễ cáu gắt. Nếu ban ngày trẻ được ngủ thêm khoảng 1,5-2 tiếng nữa thì trẻ sẽ đủ sức hoạt động hăng hái suốt cả ngày.
Chế độ dinh dưỡng cho bé
Nếu ở giai đoạn này, bé yêu của bạn đang có cảm giác chán ăn thì hãy cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé bằng cách kết hợp các món mới với những món bé thích. Trong bữa, trẻ sẽ chóng trở nên không thích ăn nữa, vì vậy bạn nhớ để ý các dấu hiệu cho thấy bé đã ăn đủ, ví dụ bé quay đầu đi khi bạn muốn cho ăn thêm, bé nói “không, không”, tìm cách leo ra khỏi ghế ăn hay đẩy bát thức ăn đi.
Trong chế độ ăn của bé vẫn cần có thêm sữa, tuy nhiên, nếu bé uống quá nhiều sữa – hơn 600ml/ngày – thì dinh dưỡng cho bé sẽ bị ảnh hưởng, biểu hiện là lượng thực phẩm bé muốn ăn trong các bữa. Nếu bé vẫn còn bú mẹ, thì 3-4 lần bú mẹ mỗi ngày sẽ khiến bé bớt thích ăn. Nếu ban đêm bé vẫn thích bú mẹ, và lại kén ăn khi đến bữa, thì bạn nên ngưng cho bé bú đêm và giảm bớt lần cho bú ban ngày. Tuy nhiên, để có chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất cho trẻ thì các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên cai sữa cho bé hay không nhé.
Thực đơn dinh dưỡng khi trẻ được 19 tháng tuổi mà các mẹ nên tham khảo:
Giờ |
Thứ 2, 4 |
Thứ 3,5 |
Thứ 6, CN |
Thứ 7 |
6:00-7:00 |
Phở gà 1 bát con Quýt ngọt : 1 quả |
Cháo thịt lợn: 1 bát con Chuối tiêu : 1 quả |
Phở bò : 1 bát con Đu đủ : 100g |
Cháo thịt gà: 1 bát tô Quýt ngọt : 1 quả |
11:00 |
Cơm nát: 1 bát con Đậu + thịt + trứng viên rán hoặc hấp Canh cua mồng tơi rau đay Chuối tiêu 1 quả |
Cơm nát: 1 bát con Thịt viên sốt cà chua Canh rau ngót nấu thịt nạc Quýt ngọt: 1 quả |
Cơm nát: 1 bát con Trứng trộn thịt rán Canh cá nấu chua Rau muống xào Dưa hấu 1 miếng |
Cơm nát: 1 bát con Cá sốt cà chua Canh cải nấu tôm Xoài chín: 100g |
14:00 |
Súp thịt bò + khoai tây |
Súp đậu xanh + bí đỏ |
Bún bò |
Cháo cua |
18:00 |
Cơm nát: 1 bát con Thịt bò xào giá Canh rau muống nấu thịt Hồng xiêm 1 quả |
Cơm nát: 1bát con Thịt nạc vai băm rim nước mắm Canh cải nấu cá Chuối tiêu 1 quả |
Cơm nát: 1bát con Trứng sốt cà chua Canh cua rau ngót Quýt ngọt 1 quả |
Cơm nát: 1bát con Cà bung (cà tím, thịt nạc vai, đậu phụ) Thịt nạc xào su su Đu đủ 100g |
20:00 |
Cháo trứng |
Cháo gan (gà, lợn) |
Sữa 200 ml |
Cháo lươn |
Chăm sóc sức khỏe cho bé:
Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên thường thì trẻ từ 1-3 tuổi có vẻ như thường xuyên bị cảm, đặc biệt vào các tháng mùa đông. Nếu bé yêu của bạn cảm, bạn nhớ chăm sóc trẻ bằng cách cho uống nhiều nước/sữa/nước hoa quả, nựng nịu bé nhiều hơn và nghỉ vài ngày ở nhà để giúp hệ miễn dịch của bé phát huy tác dụng. Một trong những triệu chứng đầu tiên khi con bạn bị cảm là hơi thở của bé có thể có mùi khác. Hoặc chỉ đơn giản là bạn cảm thấy con có gì đó không được khỏe. Bao giờ cũng nên dựa theo cảm nhận của chính bạn, vì chính bạn là người hiểu con yêu của mình nhất, có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất.
Ngoài ra, ở tuổi này bé cũng thường bị viêm tai vì ống tai của bé vẫn còn ngắn và dễ bị tổn thương hơn so với các trẻ lớn tuổi hơn. Vì vậy, nếu con bạn bị viêm tai giữa thì bạn cũng đừng lo lắng quá nhé, vì phần lớn trẻ sẽ vượt qua được. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh thì các mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để được điều trị cho bé.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Trẻ được 15 tuần tuổi vậy các mẹ có biết cách chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất? |
Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mới thế mà bé nhà bạn đã đến tháng thứ 3 rồi, vậy các mẹ đã giữ cho mình “bí kíp” chăm sóc cho bé khi được 10 tuần tuổi chưa? |