Chiêu Quân là con gái của một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận, nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Được tuyển vào nội cung vào khoảng sau năm 50 trước công nguyên, đời vua Hán Nguyên đế. Trong thời gian ở hậu cung, Chiêu Quân chưa bao giờ được gặp mặt vua và vẫn chỉ là một trinh nữ.
Tuy nhiên, một giả thuyết mới được đưa ra, một trong “tứ đại mỹ nhân” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là người Việt, quê ở làng Diêm Tỉnh, nay thuộc xã Thụy Dũng huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình. Hiện ở đó còn ngôi đền thờ nàng, và thần tích ghi rõ nàng sinh ở đó. Con của thần rắn? Người làng Diêm Tỉnh cho rằng chỉ biết đền thờ Vương Chiêu Quân đã có từ “ngày xửa ngày xưa” chứ không ai biết nó được dựng cụ thể vào năm nào. Nhưng ai cũng biết đó là đền thờ Vương Chiêu Quân, mà người làng gọi là “bà Chúa”, do vậy đền cũng được mang tên là “đền bà Chúa”. Hỏi có phải “Chiêu Quân cống Hồ” không? Ai cũng khẳng định một cách đầy tự hào rằng phải. Bản thần tích của đền (do cụ Hoàng Ngọc Phin, năm nay 84 tuổi, đang giữ) ghi là được chép lại từ năm đầu đời vua Lê Chiêu Thống (Bính Ngọ – 1786) và đến năm Khải Định thứ 8 (Giáp Tý -1924) thì sửa lại.Thần tích cho biết, thời thuộc Hán, ở “phủ Hạ bát đụn trang” (bát đụn nghĩa là 8 cái gò, Diêm Tỉnh là làng được lập nên bởi 1 trong 8 cái gò ấy, các gò còn lại là cá.
Ông Phin người giữ bản Thần tích ghi chép về Bà Chúa |
Thần tích cũng cho biết vào thời Lê Trung Hưng, Vương Chiêu Quân đã được vua Lê Ý Tông (làm vua từ năm 1735 đến năm 1740) sắc phong là “Hiển linh tạ thuận thiên vi thái tỷ công chúa”, được thờ ở tất cả 12 ngôi đền trong bát đụn trang.Vào hai ngày 12 tháng 3 (ngày nàng sinh), và ngày 13 tháng 12 (ngày nàng mất, thần tích không ghi nàng sinh và mất năm nào), dân làng Diêm Tỉnh đều tổ chức lễ hội tại đền.
Trong đền có nhiều câu đối, đại tự, tất cả đều có nội dung ca ngợi tài sắc của nàng, như bức đại tự “Quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời), hay đôi câu đối “Nam thổ giáng sinh phù đế mộng/Bắc phương tuyệt sắc hiển thần cơ” (Sinh ở nước Nam, ứng với giấc mộng của hoàng đế; trở thành bậc tuyệt sắc ở xứ Bắc, hiển hiện do thân linh) và dân làng Diêm Tỉnh có nghĩa vụ cúng lễ nàng vào các dịp tuần tiết trong năm.
Vương Triêu Quân làm vợ Hung Nô
Vương Chiêu Quân lấy chồng Hung Nô, sống nơi nước Hồ xa xôi, tạo nên giai thoại thiên cổ. Thi thánh thời Đường Đỗ Phủ từng có thơ: “…Thiên tải tỳ bà tác hồ ngữ; Phân minh oán hận khúc trung luận”. (Dịch thơ: Muôn thủa tỳ bà lưu điệu rợ. Khúc đàn ai oán mạch sầu tuôn) để nói về nỗi niềm xa xứ của Minh Phi Vương Chiêu Quân.
Ảnh minh họa Vương Chiêu Quân |
Nàng phải làm quen với một môi trường sống mới và gặp nhiều bất đồng về ngôn ngữ cũng như văn hóa. Xung quanh không bạn bè nên cuộc sống của Chiêu Quân là 4 bức tường, hằng ngày chỉ chờ trời tối để hầu hạ vua Hung Nô.
Vua Hung Nô là Hồ Hàn Tà. Tuy Hồ Hàn Tà rất si mê Chiêu Quân và chiều chuộng nàng đủ điều nhưng về cơ bản thì hai người không hòa hợp chuyện vợ chồng. Trước hết, Hồ Hàn Tà quá già nên phong độ không thể bằng với trai tráng được. Hơn nữa, người Hung Nô do điều kiện ở phương bắc quen sống du mục, chăn nuôi nên người không được thơm tho cho lắm. Sau bao năm sống tại xứ người, nàng nghiễm nhiên trở thành một thành viên Hung Nô.
Do tuổi già sức yếu mà lại cố hết mình nên chỉ 2 năm, Hồ Hàn Tà đã qua đời (năm 31 trước CN). Trong 2 năm làm vợ của Hồ Hàn Tà, Chiêu Quân cũng kịp 2 lần sinh con cho vua Hung Nô. Hồ Hàn Tà qua đời nhưng Chiêu Quân không được làm thái hậu Hung Nô và cũng không được trở lại quê nhà.
Vương Chiêu Quân bị đưa đến Hung Nô, làm vợ Hung Nô |
Hồ Hàn Tà qua đời nhưng Chiêu Quân không được làm thái hậu Hung Nô và cũng không được trở lại quê nhà. Theo lệ của người Hung Nô thì vua mới lên ngôi nạp luôn thiếp của cha và Chiêu Quân lại phải hầu hạ tiếp vua Hung Nô, tức con trai cả của Hồ Hàn Tà là Phục Chu Luy Nhược Đế. Ngay khi Hồ Hàn Tà còn sống, Phục Chu Luy Nhược Đế đã say mê Chiêu Quân. Do vậy, khi vua cha mất thì y đã cưới ngay Chiêu Quân.
Một người con gái coi trọng tiết tháo và tự cao như Chiêu Quân phải làm điều trái luân thường như thế này thì khó có thể nói là hạnh phúc. Nhưng vì quan hệ hai quốc gia, nàng đành chấp nhận. Dù được vua Hung Nô rất mức sủng ái nhưng nàng chẳng bao giờ cười và điều đó càng làm vua Hung Nô thèm khát chinh phục. Với vua mới Hung Nô, Chiêu Quân cũng sinh được hai đứa con gái và nàng sống lặng lẽ trên đất khách đến khi qua đời…
Hoàng hậu ngoại tình khiến cả hoàng cung “thất kinh” vì…
(Khám phá) – (Phunutoday) – Trong chốn hậu cung của các Hoàng đế Trung Hoa, chuyện các bà hậu ngang nhiên “cắm sừng” các đấng lang quân là chuyện không hiếm. |
Chuyện về vương triều hoang dâm, quái dị bậc nhất TQ
(Khám phá) – (Phunutoday) – Vì mỹ nhân, vì thói hoang dâm vô độ bỏ mặc triều chính mà dẫn đến đất nước sụp đổ điều ấy không hề lạ đối với nhiều triều đại TQ xưa kia |
Sở thích kỳ quái “muốn” có được gái trẻ để đắc đạo trường sinh
(Khám phá) – (Phunutoday) – Đàn ông Trung Quốc cổ đại chuộng trào lưu săn lùng các cô gái trẻ để “yêu” hòng thỏa ước nguyện bổ huyết, trường thọ, đắc đạo thành tiên. |
Góc tối “khiếp đản” ít người biết đến về cung nữ thời xưa
(Khám phá) – (Phunutoday) – Cung nữ trong cung đình là những cuộc đời khổ cực và cô độc, họ không phải lo chuyện cơm áo nhưng trống rỗng về tinh thần. |